Bán đảo Sơn Trà là nơi cư ngụ của gần 300 cá thể Voọc Chà Vá Chân Nâu, một trong những loài linh trưởng quý hiếm, được tôn vinh là “nữ hoàng linh trưởng” và có giá trị bảo tồn toàn cầu. Năm 2016, UBND thành phố Đà Nẵng đã chính thức chọn Voọc chà vá chân nâu làm hình ảnh nhận diện thành phố nhân sự kiện APEC 2017 sẽ được tổ chức tại đây. nội dung chi tiết tài liệu. | th ANNIVERSARY LỰA CHỌN BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP TỪ PHÁT TRIỂN: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà Nguyễn Hoàng Phượng Trần Hữu Vỹ Nguyễn Thị Hà Trang Bùi Văn Tuấn Hoàng Quốc Huy Lê Thị Trang Trần Thị Kim Ly Tháng 12-2016 Lời tựa L à quần thể rừng, biển nằm ngay trong nội thành thành phố Đà Nẵng, một điểm đến nổi tiếng của du khách trong nước và quốc tế ở miền Trung Việt Nam, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là nơi hội tụ của vị trí địa lý trọng yếu, tiềm năng lớn cho đầu tư và phát triển du lịch, và bảo tồn thiên nhiên. Bán đảo Sơn Trà là nơi cư ngụ của gần 300 cá thể Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), một trong những loài linh trưởng quý hiếm, được tôn vinh là “nữ hoàng linh trưởng” và có giá trị bảo tồn toàn cầu. Năm 2016, UBND thành phố Đà Nẵng đã chính thức chọn Voọc chà vá chân nâu làm hình ảnh nhận diện thành phố nhân sự kiện APEC 2017 sẽ được tổ chức tại đây. Tuy nhiên, sống trên một khu vực rừng bị cô lập và thường bị con người tác động, quần thể linh trưởng quý hiếm này đang bị đe dọa biến mất do sinh cảnh sống có nguy cơ bị thu hẹp bởi sự hiện diện của con người và hoạt động khai thác, phát triển ngày càng nhiều. Diện tích rừng đặc dụng bán đảo Sơn Trà đã bị suy giảm, và hiện chỉ còn ha, trong khi có đến 17 dự án đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng đã được cấp phép thực hiện với diện tích hơn ha trên bán đảo vốn là nơi sinh sống của quần thể voọc này. Vài năm gần đây, các tổ chức và chuyên gia bảo tồn linh trưởng của Việt Nam và quốc tế đã nỗ lực lên tiếng, đối thoại với chính quyền địa phương, triển khai các hoạt động nghiên cứu, giám sát với hi vọng sẽ bảo tồn được nơi ở và đời sống hoang dã của quần thể “nữ hoàng” linh trưởng này. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), báo cáo này ghi nhận mối quan tâm và ủng hộ bước đầu của chính quyền địa phương về nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học trên bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh biện pháp cần thiết và cấp thiết