Tiếp nối phần 1 của ebook "Hành trình chữ viết". Phần 2 gồm những nội dung: sự hình thành của chữ quốc ngữ như thế nào, từ khi có chữ viết, con người đã viết trên cái gì, nghề làm giấy ở Việt Nam có từ bao giờ, người sáng tạo ra mật mã Mose là ai,. tài liệu. | * Sự hình thành của chữ quốc ngữ như thế nào? Vấn đề này, lâu nay đã có nhiều người viết, nhiều sách đề cập đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Hoàng Tuệ - nguyên viện trưởng viện ngôn ngữ học và tổng biên tập Tạp chí ngôn ngữ. “Bài viết về sự sáng chế chữ Quốc ngữ” in trên tạp chí Ngôn ngữ số tháng : “Gần đây, để nhớ lại sự ra đời của Dictionnarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (1651), báo chí Việt Nam nhắc đến Alexandre de Rhodes khá nhiều trong cống hiến của ông đối với sự biên soạn cuốn từ điển và cả sự sáng chế chữ Quốc Ngữ. Nhưng các ý kiến không đủ rõ. Nhiều thế kỷ trôi qua, và các công trình nghiên cứu về sự sáng chế chữ Quốc ngữ với vai trò thế nào của vị linh mục nổi tiếng, tuy không ít, cũng chưa đủ rõ. Độc giả Việt Nam ngày nay muốn biết rõ hơn. Bài này chỉ nêu các vấn đề. “Các nhà truyền giáo, những thế kỷ XVI, XVII, thường đến Macao trước. Để làm quen với các tôn giáo, các triết lý khác lạ, và để học tiếng Hán. Rồi mới đi vào Trung Hoa hay các nước Đông Á khác như Việt Nam. “Ở Việt Nam thời đó, Chữ Hán có cương vị cao nhất và đây cũng là một thành trì của Khổng Giáo. Cho nên chữ Hán tất nhiên được các giáo sĩ sử dụng, các tài liệu giáo lý được chuyển từ Macao đến. Có Vậy, Thiên chúa giáo mới đến được với các tầng lớp thượng lưu. Và đã đến được một số ít quí tộc và trí thức trở thành tín đồ. “Nhưng còn phải đến với quần chúng đói nghèo, với những người sẵn sàng theo đạo mới, miễn là được miếng cơm manh áo. Vậy phải dùng đến tiếng Việt. Đã được xác nhận rõ là giáo sĩ sử dụng cả chữ Nôm. Tuy nhiên, sao bằng nói tiếng Việt, mà trực tiếp không thông qua phiên dịch. “Nhưng tiếng Việt khó quá. Trong hồi ký của mình (1681), Alexandre de Rhodes viết: “nghe người bản xứ nói, nhất, nhất là đàn bà, như nghe chim nói thật nản lòng.” (dẫn theo De Francis,1977). Nhưng ông đã không nản lòng. Hơn ai hết, giáo sĩ truyền giáo có đủ quyết tâm và kiên nhẫn. “Khi học tiếng Việt, việc họ cần làm là dùng chữ cái Latin để phiên âm. Thời đó .