Ebook "Thư gửi về Trung Quốc xa xưa" phần 2 từ ".Trong một thư trước đệ viết rằng sau khi tìm hiểu đời sống riêng tư của bọn mũi lõ, đã đến lúc đệ cần nghiên cứu đời sống công cộng. Ngay từ bây giờ đệ cám ơn huynh đã lo mọi chuyện trong thời gian đệ vắng nhà.". Mời các bạn cùng đón đọc tiểu thuyết. | Thư thứ mười tám (Chủ nhật, 13 tháng Mười) Di Ngô thân mến, Trong một thư trước đệ viết rằng sau khi tìm hiểu đời sống riêng tư của bọn mũi lõ, đã đến lúc đệ cần nghiên cứu đời sống công cộng, đặc biệt Nhà nước của chúng. Chính vì thế đệ đã dọn khỏi căn hộ của ông Shi-shmi và vào khách sạn ở. Đệ đã quen biết được vài người thú vị, nhưng đệ sẽ kể sau. Hôm nay đệ muốn kể cho huynh về thú tiêu khiển công cộng của bọn mũi lõ. Đệ nhận ra từ lâu rằng cả ông Shi-shmi lẫn nàng Pao-leng đều không phải là thước đo để đánh giá về bọn mũi lõ nói chung. Nàng Pao-leng là một phụ nữ có học vấn cao, còn ông Shi-shmi hẳn chúng ta không ngần ngại coi là một triết gia, bất chấp một vài quan điểm khác lạ; ngoài ra ông còn rành về âm nhạc. Ông Shi-shmi và nàng Pao-leng nổi bật khỏi đám đông mũi lõ, không khác ở ta mấy. Phần lớn bọn mũi lõ mặt mày thô kệch di chuyển trên đường phố, ánh mắt u sầu. Đệ đã nói rồi: rất dễ đoán nét mặt chúng, hầu hết đều có nét đố kỵ. Phải chăng do chúng thường uống sữa bò? Hoặc cuộc sống hối hả và sự “tiến bộ” liên tục khiến chúng không hài lòng? Và có thể tự chúng không biết điều này? Đệ cứ tưởng bọn mũi lõ không có trò tiêu khiển công cộng; thế mà có đấy. Xin thưa ngay: những trò này còn đáng sợ hơn sự bất mãn. Đã lâu rồi, trước lúc đệ viết bức thư mới nhất cho huynh, ông Shi-shmi đã dẫn đệ tới một trò giải trí công cộng như thế này. Ông bảo đây là cao điểm trong năm và kéo dài gần nửa tuần trăng. Nó gọi là “Lễ hội trăng Thu”[93], được tổ chức trên một bãi cỏ mênh mông hơi xa trung tâm thành phố. Thật không tả nổi, đệ tin rằng chưa bao giờ thấy kinh tởm hơn, tuy nhiên đệ vẫn ở đấy vài giờ. Ngay từ xa đã thấy bầu trời sáng lòa trên những mái nhà như thể có hỏa hoạn. Càng đến gần, ta càng ngập trong tiếng ồn đinh tai nhức óc. Bình thường đệ đã quen đi lại khá tự do, thế mà đệ vẫn phải bám tay ông Shishmi. Cả nghìn chiêng trống và phèng la liên tục phát ra tiếng ồn nhức óc, thế mà gọi là âm nhạc đấy. Người ta chỉ có thể hét to khi trò chuyện. Đệ hét: thầy