Nối tiếp phần 1 của ebook "201 bài toán vui luyện trí thông minh". Phần 2 có nội dung trình bày về đáp số, hướng dẫn, bài giải các câu hỏi toán học. tài liệu để hiểu rõ hơn về nội dung chi tiết. | PHẦN 2: HƯỚNG DẪN - BÀI GIẢI - ĐÁP SỐ BÀI SỐ 1 CÂU 1: Bài giải: Từ 2 đến 1000 có: (1000 - 2) : 2 + 1 = 500 (số chẵn). Tổng các số đó: N = (1000 + 2) x 500 : 2 = 250500. Số này chia hết cho 4. Khi thay + a thành - a thì N bị giảm đi a x 2 cũng là số chia hết cho 4. Do đó kết quả cuối cùng phải là số chia hết cho 4. Bình tính được 2002, minh tính được 2006 đều là số không chia hết cho 4. Vậy cả hai bạn đều tính sai. CÂU 2: Bài giải: Ta chia tấm bìa thành các ô vuông nhỏ bằng nhau như trong hình vẽ sau: Nhìn hình vẽ ta thấy tổng số ô vuông nhỏ là 18 ô. Do đó khi chia tấm bìa thành 6 phần giống hệt nhau về hình dạng thì mỗi phần sẽ có số ô là: 18 : 6 = 3 (ô) và hình dạng mỗi phần phải có dạng hình chữ L. Ta có cách chia như sau (cắt theo đường kẻ đậm): CÂU 3: Gợi ý: Biểu thị số người là 1 đoạn thẳng thì số bông gồm 5 đoạn thẳng như thế và thêm 5 nữa. Nếu thêm 6 vào số bông nói trên thì đủ cho mỗi người 6 quả. Ta có sơ đồ: Số người Số bông Số bông thêm 6 quả Đáp số: 11 người 60 quả bông. CÂU 4: Đáp số: 118 chia 3 = 39 dư 1 118 chia 4 = 29 dư 2 118 chia 5 = 23 dư 3 = 118 bậc thang. BÀI SỐ 2 CÂU 1: Đáp số: Hình b. CÂU 2: Bài giải: Sẽ xảy ra một trong hai trường hợp: Cả hai số đều chẵn (hoặc đều lẻ); một số chẵn và một số lẻ. a. Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ). Tổng, hiệu của hai số đó là số chẵn. Số chẵn nhân với chính nó được số chẵn. Do đó cộng hai tích (là hai số chẵn) phải được số chẵn. b. Một số chẵn và một số lẻ. Tổng, hiệu của chúng đều là số lẻ. Số lẻ nhân với chính nó được số lẻ. Do đó cộng hai tích (là hai số lẻ) phải được số chẵn. Vậy theo điều kiện đã cho thì kết quả của bài toán phải là số chẵn. CÂU 3: Bài giải: Giả sử số bó cỏ mà mỗi loại trâu ăn đều tăng lên gấp ba. Thế thì ta có bài toán: “Có 100 con trâu và 300 bó cỏ. Mỗi con trâu đứng ăn 15 bó (5 x 3 = 15), mỗi con trâu nằm ăn 9 bó (3 x 3 = 9), mỗi con trâu già ăn 1 bó. Hỏi có bao nhiêu trâu đứng, trâu nằm, trâu già?”. Ta kí hiệu số trâu đứng là đ, số trâu nằm là N, số trâu già là g. Thế thì