Mục tiêu của luận án là xác định đặc điểm hình thái của Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế và phân tích tương quan giữa những sai khác về hình thái theo giới tính. Đánh giá mức độ đa dạng di truyền của Thằn lằn bóng đuôi dài vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế ở cấp độ loài; quần thể và so sánh với các vùng khác. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG PHƯỚC HẢI NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ SINH THÁI CỦA THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI- Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) VÙNG TÂY NAM THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62 42 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học GS. TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG PGS. TS. TRẦN QUỐC DUNG HUẾ, 2017 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: 1. . Ngô Đắc Chứng 2. PGS. TS. Trần Quốc Dung Phản biện 1: . Phản biện 2: . Phản biện 3: . Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại: Vào hồi giờ . .ngày tháng .năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế Thư viện Quốc gia Việt Nam CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Đặng Phước Hải, Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình (2016), Dị hình kích thước giới tính và sử dụng vi môi trường sống của loài thằn lằn bóng đuôi dài (Eutropis longicaudatus) ở vùng A Lưới - Thừa Thiên Huế, Tạp chí Đại học Huế, 117 (3), 81-91. 2. Chung D. Ngo, Binh V. Ngo, Thuong T. Hoang, Thi . Nguyen and Hai P. Dang (2015), Feeding ecology of the common sun skink Eutropis multifasciata (Reptilia: Squamata: Scincidae), in the plains of Central Vietnam, Journal of Natural History, 49(39-40), 24172436. 3. Ngô Văn Bình, Đặng Phước Hải, Ngô Đắc Chứng (2016), Đặc điểm sinh trưởng và phát tán gốc của loài thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus ở vùng A Lưới, Thừa Thiên Huế, Báo cáo Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ 3, 169-174. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Các nghiên cứu về về bò sát (BS) cho thấy số loài trên thế giới vào đầu năm 2011 là 9300 loài và đến tháng 8 năm 2016 đã tăng lên loài (Uetz & Hošek, 2016). Theo Böehm và cộng sự (cs) ước tính có khoảng 20% số loài BS trên toàn cầu bị đe dọa tuyệt chủng (Böehm et al., 2013). Việt Nam được đánh giá là .