Đề tài tốt nghiệp: Kiến trúc và lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu - Bắc Ninh

Đề tài nghiên cứu về lễ hội và những kiến trúc điêu khắc nghệ thuật độc đáo ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu – Bắc Ninh nhằm mục đích hệ thống lại kiến thức lịch sử về bốn ngôi chùa Tứ Pháp, ý thức việc bảo tồn và phát huy những lễ hội nhằm nâng cao tính giáo dục, tính đoàn kết của con người Thuận Thành nói chung và người con Việt Nam nói riêng, bảo tồn những kiến trúc độc đáo ở những ngôi chùa này thông qua việc tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao giá trị văn hóa. chi tiết nội dung đề tài. | MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ III sau Công nguyên “lịch sử tư tưởng Việt Nam ngay từ buổi đầu ta thấy Sĩ Nhiếp (178 – 266) đã tổng hợp Nho giáo chính thống từ phương Bắc xuống với Phật giáo của Khương Tăng Hội từ phương Tây Bắc Ấn Độ đến Giao Chỉ thế kỷ thứ III đem theo thiền học Đại Thừa Phật giáo”1. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu là một trung tâm của Phật giáo Việt Nam được hình thành từ rất sớm tại vùng đất Giao Chỉ, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Để có được một trận mưa, phải có ít nhất bốn hiện tượng thiên nhiên hợp lại, đó là: Mây, sấm, gió, mưa. Và, người nông dân cho rằng, mỗi hiện tượng mưa xuất hiện được làm ra bởi pháp thuật của một vị thần. Người làm nông cần có nước để tưới cây hoa màu, cần mưa hòa gió thuận. Lúc bấy giờ, người nông dân trồng trọt hoa màu phụ thuộc vào thời tiết và xem tự nhiên thiên nhiên như những bậc siêu nhiên, con người không thể khống chế vào lực siêu nhiên ấy. Trước khi Phật giáo du nhập vào nước ta, người nông dân Việt đã sẵn có các thần: Mây, mưa, sấm, gió mang tính bản địa của mình, bởi trong thế giới quan của những cư dân trồng lúa nước không thể vắng bóng những lực lượng siêu nhiên có khả năng tác động đến sự thành bại của một vụ gieo trồng, nhất là với điều kiện canh tác của người Việt khi ấy còn phải phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp được hình thành khi đạo Phật du nhập vào nước ta, là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Hình thái thờ thần Tứ Pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tứ Pháp bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Bốn Pháp này tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp. Tứ Pháp được hình thành là sự kết hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian của những người nông dân cầu mong mưa thuận,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    67    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.