Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc của đài tiếng nói Việt Nam

Luận văn “Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Đài tiếng nói Việt Nam (TNVN)” sẽ phân tích, đánh giá các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc dân tộc, còn gọi là âm nhạc dân gian hay dân ca và nhạc cổ truyền của Việt Nam tại Đài TNVN. chi tiết nội dung tài liệu. | Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc của đài tiếng nói Việt Nam Nguyễn Quang Vinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 01 Người hướng dẫn: TS. Trần Bá Dung Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Báo chí học; Di sản văn hóa; Đài tiếng nói Việt Nam; Phương tiện truyền thông Content 1. Lý do chọn đề tài Từ bao đời nay, các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Việt Nam luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Nó luôn gắn bó với cuộc đời của con người từ lúc lọt lòng mẹ đến khi từ giã cõi đời. Tuổi ấu thơ, chúng ta đã được nuôi dưỡng bởi những lời ru ngọt ngào, trìu mến, đầy tình yêu thương của bà, mẹ, cha và chị, được hát những điệu hát đồng dao vui vẻ. Lớn lên, chúng ta tham gia các cuộc hát giao duyên để tìm bạn đời trong các ngày lễ hội đình làng ở địa phương, hát ghẹo, hát ví Đến khi từ giã cõi đời, linh hồn chúng ta lại được âm nhạc tang ma đưa về với tổ tiên. Không chỉ gắn bó với cuộc đời của mỗi con người, âm nhạc dân gian còn có tính thực hành xã hội cao. Đó là những điệu hò lao động khoẻ mạnh, các điệu hát chèo thuyền rộn ràng, mạnh mẽ; các làn điệu ví phường cấy, phường vải ngân nga, ngọt ngào; các làn điệu hát ru à ơi, êm ái đưa trẻ nhỏ vào giấc ngủ ngon lành; các điệu hô bài chòi gắn với chò trơi tổ tôm đầu xuân; những bài hát có nội dung gắn với công việc buôn bán; những bài dân ca có nội dung về nông nghiệp Ngoài ra, chúng ta còn thấy rất nhiều loại hình âm nhạc gắn với tín ngưỡng như: hát chầu văn gắn với tín ngưỡng tứ phủ, âm nhạc Phật giáo phục vụ các nghi lễ của đạo Phật, hát then gắn với tín ngưỡng thờ Giàng (trời) của người Tày, Nùng, Thái cũng như các loại hình sân khấu đặc trưng của ba miền như: sân khấu chèo ở miền Bắc, sân khấu tuồng ở miền Trung và sân khấu cải lương ở Nam Bộ. Trong quá trình phát triển, đã có thời kỳ, nhiều di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam phải đứng trước nguy cơ bị mai một do định .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.