Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000

Giọng điệu trần thuật cho thấy mối quan hệ giữa hoạt động kể với các sự kiện, tình huống được trình bày trong truyện kể và thể hiện thái độ, cách định giá của người kể chuyện đối với câu chuyện được kể lại. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2000 hướng đến việc tập trung thể hiện con người cá nhân và cuộc sống thế sự đa chiều kích đã dẫn đến việc giọng điệu văn học thời kì này trở nên phong phú, đa dạng hơn nhưng nổi bật hơn cả là giọng điệu suy tư, triết lí; giọng điệu giễu nhại; giọng điệu trung tính, khách quan. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Thị Thùy Trang _ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 PHẠM THỊ THÙY TRANG* TÓM TẮT Giọng điệu trần thuật là một trong những phương diện cơ bản để xác định người kể chuyện trong văn bản truyện kể. Giọng điệu trần thuật cho thấy mối quan hệ giữa hoạt động kể với các sự kiện, tình huống được trình bày trong truyện kể và thể hiện thái độ, cách định giá của người kể chuyện đối với câu chuyện được kể lại. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2000 hướng đến việc tập trung thể hiện con người cá nhân và cuộc sống thế sự đa chiều kích đã dẫn đến việc giọng điệu văn học thời kì này trở nên phong phú, đa dạng hơn nhưng nổi bật hơn cả là giọng điệu suy tư, triết lí; giọng điệu giễu nhại; giọng điệu trung tính, khách quan. Từ khóa: giọng điệu, người trần thuật, tiểu thuyết Việt Nam. ABSTRACT Voices in Vietnamese novels from 1986 to 2000 Voice is one of basic constituents to identify narrator in a narrative text. Voice governs the relationship between narrating and events, situations narrated. Voice also presents the attitude and valuation of narrator to the story recounted. In Vietnamese novels, the primary subjects are personal aspects of human beings and life in the dynamic and diversified changing trend, so voice in these novels have become multifarious. Three fundamental voices in Vietnamese novels of this period are philosophical voice, parodical voice and objective voice. Keywords: voice, narrator, Vietnamese novel. 1. Giọng điệu là một phương diện được chú ý của nghệ thuật tự sự. Theo các nhà tự sự học, giọng điệu (voice) cùng với ngôi kể (person) và điểm nhìn trần thuật (point of view) là những phương diện cơ bản để xác định người kể chuyện. Nếu như ngôi kể được dùng để xác định mối quan hệ giữa người kể chuyện với câu chuyện được kể lại, điểm nhìn trần thuật cung cấp thông tin về vấn đề ai .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.