Ma thuật và văn học – trường hợp tiểu thuyết huyền ảo hiện đại Mĩ Latin

Bài viết hướng đến giới thiệu và ứng dụng ma thuật giao cảm vào nghiên cứu văn học huyền ảo. Ma thuật là một hình thức tư duy, một cách nhìn của người nguyên thủy nhưng vẫn truyền lưu đến tận đời sống xã hội hiện đại. Từ đây, văn học được nhìn trong mối liên hệ với nghi lễ, lịch sử, địa lí, xã hội và ứng dụng vào lí giải đặc trưng Chủ nghĩa Hiện thực Huyền ảo trong chương trình giáo dục Văn học Mĩ Latin. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thành Trung MA THUẬT VÀ VĂN HỌC – TRƯỜNG HỢP TIỂU THUYẾT HUYỀN ẢO HIỆN ĐẠI MĨ LATIN NGUYỄN THÀNH TRUNG* TÓM TẮT Bài viết hướng đến giới thiệu và ứng dụng ma thuật giao cảm vào nghiên cứu văn học huyền ảo. Ma thuật là một hình thức tư duy, một cách nhìn của người nguyên thủy nhưng vẫn truyền lưu đến tận đời sống xã hội hiện đại. Từ đây, văn học được nhìn trong mối liên hệ với nghi lễ, lịch sử, địa lí, xã hội và ứng dụng vào lí giải đặc trưng Chủ nghĩa Hiện thực Huyền ảo trong chương trình giáo dục Văn học Mĩ Latin. Từ khóa: ma thuật, chủ nghĩa Hiện thực Huyền ảo, văn học Mĩ Latin. ABSTRACT Magic and literature – On the case of Latin American modern magical novels This article introduces and applies sympathetic magic into researching magical literature. Although magic is a kind of thinking or view of primitive man, its trace is still clear in the modern life. In light of this, literature is considered broadly in the relation to ritual, history, geography, society and employed to explain the features of Magical Realism in the program of Latin American literature. Keywords: magic, magical realism, Latin American literture. 1. Ma thuật và phê bình ma thuật Ma thuật, từ xưa, có vẻ là một phạm trù phổ quát. Ở phương Đông, người Trung Hoa gọi ma thuật là 魔 術 (moushou) với “ma” là ma quỷ, cái cản đường, cái làm cho người ta mê muội mất lòng Đạo – mang nét nghĩa tiêu cực với bộ quỷ, bệnh); “thuật” là phương pháp với chức năng hành động bao hàm trong nó bộ hành. Ma thuật có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc, chức năng đầu tiên của nó là đối phó với kẻ thù thông qua một sức mạnh gián tiếp. Phù chú gắn liền với ngôn ngữ, người Trung Hoa tin rằng kí tự Hoa văn có sức mạnh ma thuật bởi Hiệt tác thư, thiên vũ túc, quỷ dạ khốc (Hoài Nam Tử): Khi Thương Hiệt 仓颉 (sử thần * của Hoàng Đế) tạo chữ Khoa đẩu, trời mưa thóc, quỷ khóc đêm – dấu ấn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.