Can thiệp của Chính phủ dựa vào thị trường đã và đang phát huy tác dụng và đạt được những hiệu quả quan trọng trong vấn đề quản lý tài nguyên thi6n nhiên và môi trường trên thế giới và Việt Nam. chi tiết nội dung bài viết. | Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ (EIS): KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Chu Thị Thu, Phạm Thanh Quế ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Ngành Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường hiện nay đã trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cho xã hội, đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường đối với bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế ngành càng mạnh thì tồn tại rất nhiều các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và môi trường như sự suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên . Nguyên nhân cơ bản là do việc sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên thiên và môi trường. Do đó, các quốc gia đã và đang xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng nguồn lực này một cách bền vững. Với rất nhiều các biện pháp, chính sách được sử dụng riêng lẻ, đồng thời, hoặc song song trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Mỗi một công cụ biện pháp có những ưu khuyết điểm và đạt được những kết quả nhất định. Hiện nay những can thiệp của Chính phủ dựa vào thị trường (các công cụ kinh tế EIS – Economic Instruments) đã và đang phát huy tác dụng và đạt được những hiệu quả quan trọng trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên thế giới và Việt nam. Từ khoá: Công cụ kinh tế, quản lý, Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường I. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh nghiệm thế giới cho thấy đóng góp chính của khu vực ‘tài nguyên và môi trường’ cho ngân sách là thuế đất đai, các loại thuế/phí môi trường, thuế khai thác, sử dụng tài nguyên và một số hình thức thu khác. Tùy theo từng quốc gia và từng giai đoạn khác nhau mà cách thức và phần đóng góp này là khác nhau. Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh, trung bình khoảng 7,5% /năm trong suốt hơn 10 năm qua cùng với quá trình cải cách và hội nhập kinh tế. Tăng trưởng kinh tế một mặt mang lại phúc lợi xã hội .