Bài giảng Các nhóm kháng sinh và phối hợp kháng sinh

Bài giảng Các nhóm kháng sinh và phối hợp kháng sinh với mục tiêu nhằm giúp các bạn biết được các nhóm kháng sinh, biết được tên một số loại kháng sinh trong nhóm, biết cách phối hợp các nhóm kháng sinh trong điều trị. | CÁC NHÓM KHÁNG SINH VÀ PHỐI HỢP KHÁNG SINH Mục tiêu: Biết được các nhóm kháng sinh. Biết được tên một số loại kháng sinh trong nhóm. Biết cách phối hợp các nhóm kháng sinh trong điều trị Tại sao phải phối hợp kháng sinh trong điều trị Để nâng cao hiệu quả điều trị +Làm giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng: với những đề kháng do đột biến thì phối hợp kháng sinh sẽ làm giảm xác suất xuất hiện một đột biến kép. Ví dụ: xác suất đột biến kháng streptomycin là 10-7 và đột biến kháng rifampicin là 10-9, thì xác suất đột biến đề kháng cả 2 kháng sinh này là 10-16 Phối hợp kháng sinh để diệt nhiều loại vi khuẩn hơn. VD: trường hợp viêm phúc mạc, áp xe não, áp xe phổi, một số nhiễm khuẩn phụ khoa do nhiều loại vi khuẩn gây ra, phối hợp beta-lactam với metronidazol Như vậy mỗi kháng sinh diệt một loại vi khuẩn. Làm tăng khả năng diệt khuẩn: ví dụ sulfamethoxazol & trimethoprim tác động vào 2 điểm khác nhau trong quá trình sinh tổng hợp acid folic Phối hợp kháng sinh có thể dẫn đến: - Tác dụng cộng (addition) - Tác dụng hiệp đồng (synergism) - Tác dụng đối kháng (antagonism) - Không thay đổi (indifference) so với khi dùng đơn lẻ. Kết quả của phối hợp kháng sinh Tác dụng hiệp đồng ( 1+1 > 2): Trimethoprim và sulfamethoxazol ức chế 2 chặng khác nhau trên cùng một con đường tổng hợp coenzym – acid folic cần thiết cho vi khuẩn phát triển nên 2 thuốc này có tác dụng hiệp đồng và được phối hợp thành sản phẩm (Co-trimoxazol) Tác dụng đối kháng: 2 mà tác dụng không bằng 1 thuốc. Phối hợp các kháng sinh có cùng một đích tác động sẽ có tác dụng đối kháng vì chúng đẩy nhau ra khỏi đích, ví dụ phối hợp erythromycin với clindamycin (hoặc lincomycin) Kết quả của phối hợp kháng sinh Các nhóm kháng sinh hiện có 1. Nhóm β-lactam: Penicillin; Ampicillin; Amoxicillin; các Cephalosporin 2. Nhóm Aminoglycosides: Treptomycin; Kanamycin; Gentamycin 3. Nhóm polypeptides: Colistin 4. Nhóm Macrolides: Tylosin; Spiramycin; rifamicin 5. Nhóm Pleuromutilins: Tiamulin 6. Nhóm Lincosamides: Lincomycin; tác động giống nhóm Macrolides về cơ chế tác dụng, phổ kháng khuẩn và đặc điểm sử dụng lâm sàng – cùng họ hàng Các nhóm kháng sinh hiện có 7. Nhóm Tetracyclines: Tetracyclin; Chlotetracyclin; oxytetracyclin; Doxycyclin. 8. Nhóm Phenicols: Chloramphenicol; Thiamfenicol; Flofenicol 9. Nhóm quinolon: Norfloxacin; enrofloxacin 10. Nhóm Sulfonamides: Sulfaguanidin, Sulfadiazin 11. Nhóm Diaminopyrimidin: Trimethoprim Dùng tetracyclin cùng penicilin có thể dẫn đến tác dụng đối kháng, vì penicilin có tác dụng tốt trên những tế bào đang nhân lên, trong khi tetracyclin lại ức chế sự phát triển của những tế bào này Vai trò của prôtêin Sinh tổng hợp protein là quá trình tế bào tổng hợp những phân tử protein đặc trưng và cần thiết cho hoạt động sống của mình – Vai trò cấu tạo: các prôtêin tham gia cấu tạo các bộ phận của tế bào (màng, các bào quan ). – Vai trò xúc tác: các enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá. – Vai trò điều hoà: các hoocmôn có bản chất prôtêin tham gia điều hoà trao đổi chất của tế bào và cơ thể. – Vai trò bảo vệ: các kháng thể giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể Liều lượng: 0,5-1g/con/lần 5-10g/con/lần 2-4g/con/lần

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.