Quảng Nam là tỉnh chịu nhiều thiên tai trên lãnh thổ nước ta, trong đó thiên tai lũ lụt và hạn hán được xếp hàng đầu về số lần xuất hiện, phạm vi ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng. Sự xuất hiện các thiên tai này là nguyên nhân gây ra nghèo đói và phá hủy môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu biến động của thiên tai (Lũ lụt và hạn hán) ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết. | 35(1), 66-74 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2013 NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CỦA THIÊN TAI (LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN) Ở TỈNH QUẢNG NAM TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VŨ THỊ THU LAN, HOÀNG THANH SƠN E - mail: vuthulan68@ Viện Địa Lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 23 - 11 - 2012 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu có xu hướng tác động ngày càng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường ở Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất của Viện Phân tích Rủi ro Maplecroft (Maplecroft, England, 10/2010), Việt Nam đứng thứ 13/16 nước hàng đầu sẽ phải chịu tác động mạnh của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trong 30 năm tới. Tác động của biến đổi khí hậu tới mọi lĩnh vực từ tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội, trong đó tài nguyên nước mặt (dòng chảy năm, dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt) chịu tác động nặng nề nhất. Tỉnh Quảng Nam có diện tích , nằm ở ven biển Trung Trung Bộ Việt Nam. Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới (khu Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An) và khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm. Tuy nhiên, đây cũng là nơi hứng chịu nhiều thiên tai liên quan đến dòng chảy như hạn hán, lũ lụt. Trong những năm gần đây, hạn hán, lũ lụt xảy ra rất bất thường so với những năm trước đây cả về tần suất và cường độ, thiệt hại có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê [7, 8], trong những năm gần đây, lũ và ngập lụt trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Nam, như lũ năm 1999, 2007 và đặc biệt trận lũ tháng 9/2009 đã gây thiệt hại tới 3500 tỷ đồng (trong khi 6 tháng đầu năm 2009, tổng thu nhập Quảng Nam là 4140 tỷ đồng), 52 người chết, hơn nhà dân bị sập, hơn nhà bị ngập sâu trong nước [4]. Sau trận lũ, hạn hán vụ đông xuân và vụ hè thu năm 2010 cũng đạt mức kỷ lục [3, 12]. Theo UBND tỉnh Quảng Nam do hạn hán kéo dài, ha lúa hè thu ở 66 các huyện đồng bằng bị hư hại; mất 660 ha lúa do nước sông bị nhiễm mặn. Ngoài ra, có trên ha lúa không thể gieo sạ vì khô cằn cùng với .