Những vấn đề cơ bản về phầm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay

Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, Đạo đức là sản phẩm của xã hội, mang bản chất xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. chi tiết nội dung tài liệu. | TÊN BÀI : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHẦM ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÁI NIỆM VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC : 1. Khái niệm chung về phẩm chất đạo đức : Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, Đạo đức là sản phẩm của xã hội, mang bản chất xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Bao gồm các đặc trưng cơ bản sau : a) Ý thức nghĩa vụ và tình cảm nghĩa vụ : Con người sống trong xã hội ai cũng có những nhu cầu và lợi ích riêng, đồng thời ai cũng muốn được thoả mãn những nhu cầu và lợi ích ấy. Muốn vậy con người phải lao động, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho cuộc sống của mình. Lao động và cuộc sống xã hội đòi hỏi sự bình đẳng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả lao động cao và có đời sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, mỗi cá nhân phải có ý thức nghĩa vụ là kết hợp hài hoà những nhu cầu và lợi ích của mình với nhu cầu và lợi ích của người khác, của toàn xã hội. Trong quá trình giao tiếp xã hội, con người nảy sinh dần tình cảm nghĩa vụ, tôn trọng đối với nhu cầu và lợi ích của người khác, của xã hội, biết tự nguyện đặt nhu cầu và lợi ích cá nhân trong nhu cầu và lợi ích chung của toàn xã hội, thôi thúc con người thực hiện nghĩa vụ của mình với xã hội. b) Nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức : Trong xã hội, điều chỉnh hành vi của con người là pháp luật, phong tục, tập quán, tôn giáo và đạo đức. Pháp luật quy định rõ cái gì được làm và cái gì không được làm, quy định các chuẩn mực hành vi của con người trong xã hội. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, thôn xóm, gia đình . đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Đạo đức quy định các chuẩn mực hành vi mà con người cảm nhận rõ mình có nghĩa vụ phải tự giác tuân theo dù không có quy định của pháp luật. c) Hành vi đạo đức và tình cảm đạo đức

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.