Nội dung chính của bài viết là đóng góp cho công tác tìm kiếm mà còn cung cấp cho các nhà bảo tồn, các nhà khoa học liên ngành những chứng cứ, cứ liệu quan trọng để phục hồi, phục dựng những di tích, trong đó có những di tích có tầm quan trọng đặc biệt của quốc gia. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu về những thành tựu của ngành Khảo cổ học đối với công tác phát hiện và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá ở Việt Nam. | VĂN HÓA NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC VỚI VIỆC PHÁT LỘ DẤU TÍCH NỀN MÓNG KIẾN TRÚC MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ NGUYỄN VĂN TIẾN Tóm tắt Trong những năm vừa qua, ngành Khảo cổ học đã có nhiều đóng góp cho việc phát hiện và làm phát lộ nhiều di tích và phế tích các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn cả nước. Có thể nói, những phát hiện mới này có một tầm quan trọng đặc biệt, không những đóng góp cho công tác tìm kiếm mà còn cung cấp cho các nhà bảo tồn, các nhà khoa học liên ngành những chứng cứ, cứ liệu quan trọng để phục hồi, phục dựng những di tích, trong đó có những di tích có tầm quan trọng đặc biệt của quốc gia. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu về những thành tựu của ngành Khảo cổ học đối với công tác phát hiện và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá ở Việt Nam. Từ khóa: Khảo cổ, dấu tích, kiến trúc, phát lộ. Abstract In recent years, archeology has had many contributions to the discovery of many monuments and ruins of historical-cultural monuments all over the country. It can be said that the new findings have special importance which not only contribute to the searching activities, but also provide conservatists and scientists with important evidence for rehabilitation, reconstruction of the ruins of which there are many national ruins with special importance. In this article, we would like to introduce the achievements of archeology for the discovery and preservation of historical-cultural monuments in Vietnam. Keyword: Archeology, vestige, architecture, discovery. D i tích lịch sử - văn hoá là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử còn sót lại. Ở đó, người ta đã khai thác chúng như một nguồn sử liệu vật chất quan trọng. Nguồn sử liệu trực tiếp từ các di tích thông qua các di vật đã cung cấp cho chúng ta không ít những thông tin từ hoạt động của con người trong quá khứ trong khi nhiều loại hình sử liệu khác (như sử liệu dân tộc học, sử liệu hình ảnh, sử liệu ngôn ngữ học, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ