Bài viết về con rồng trong biểu tương văn học dân gian Việt Nam, con rồng trở thành biểu tượng tâm linh của người Việt về nguồn gốc giống nòi, biểu tượng cho sự sang quý và sức mạnh của sự thăng hoa,. Xin . | BIỂU TƯỢNG LONG - RỒNG TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT Thìn là tên gọi một con vật trong 12 con giáp của cư dân Bách Việt. Mỗi con vật ứng với một năm trong chu kỳ 12 năm. Trong ngôn ngữ, từ biểu thị thìn có long và rồng. Long - rồng trở thành biểu tượng tâm linh của người Việt về nguồn gốc giống nòi. Long - rồng còn trở thành biểu tượng cho sự sang quý, cho sức mạnh và sự thăng hoa. Biểu tượng long - rồng hiển hiện trong tất cả các lĩnh lực nghệ thuật, trong đời sống hàng ngày, trong lời ăn tiếng nói, đặc biệt là trong văn học dân gian. Biểu tượng về nguồn gốc giống nòi qua nhân vật huyền thoại Lạc Long Quân trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân trở thành thủy tổ của người Lạc Việt. Vì thế, người Việt tự hào cho mình là con rồng cháu tiên. Con rồng là con của bố Long Quân và cháu tiên là cháu bà Vụ Tiên, mẹ của Thần Long, vợ của Kinh Dương Vương, được kể trong truyền thuyết huyền thoại về Họ Hồng Bàng. Kinh Dương Vương lấy thần Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân, thần Long Nữ là con gái bà Vụ Tiên. Tính theo bậc gia tộc thì bà Vụ Tiên là cố của các vua Hùng. Lạc Long Quân mang dòng mẹ theo hệ mẫu quyền mang tính nước: Long Nữ > Lạc Long. Nguồn gốc giống nòi mang tính nước thể hiện ở tên hiệu Lạc Long. Long Quân, Long Vương trở thành xưng hiệu cao quý, quyền uy của nhà vua. Biểu tượng về nguồn gốc cao sang của nhân vật lịch sử từ việc thiên sinh, giáng sinh dưới dạng thần long hoặc giao long và rồng. Truyện Sự tích Trâu Á Trâu Thành thời Hùng Vương đánh Thục: “Bà thánh mẫu chợt thấy đám mây kéo mù mịt, rồi có con giao long lại quấn vào người, về trăm ngày thì thụ thai. bà sinh ra hai quả trứng.”. Truyện Trần Giới, Trần Hà: “Một hôm người vợ ra bến sông tắm có giao long nổi lên phủ quanh mình, về sau có mang 12 tháng, đẻ ra cái bọc, nở ra hai người con trai.”. Truyện Sự tích Trương Hống, Trương Hát: “Một đêm hôm rằm, bà chiêm bao tắm sông Lục Đầu thấy thần long quấn vào mình mà có thai, sau bà sinh ra một cái bọc nở ra 5 con, 4 trai một gái”. .