Sống văn hóa ở làng tranh đông hồ qua góc nhìn nhân học biểu tượng

Việc tìm hiểu đời sống văn hoá một làng nghề như làng tranh Đông Hồ sẽ giúp chúng ta khám phá được những giá trị văn hóa chưa được khai thác, thậm chí có nguy cơ mai một. Cần làm cho các di sản này sớm được hồi sinh góp phần giữ gìn được bản sắc văn hóa - dân tộc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. | SỐNG VĂN HÓA Ở LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ QUA GÓC NHÌN NHÂN HỌC BIỂU TƯỢNG NGUYỄN VĂN HẬU Tóm tắt Lịch sử văn hóa của mỗi vùng đất đều được phản ánh trong toàn bộ những “di sản văn hóa vật thể”(Tangible) và “di sản văn hóa phi vật thể”(Intangible). Do vậy, sự hiện diện của một làng tranh dân gian và nghề hàng mã suốt gần 500 năm, từ đầu thế kỷ thứ 16 đến nay, cùng với những di sản văn hóa truyền thống như đình, đền, chùa, miếu,.. và những hoạt động lễ hội cổ truyền được tổ chức hàng năm đã nói lên được bề dày lịch sử văn hóa lâu đời của vùng quê hương làng nghề kinh Bắc. Vì thế việc tìm hiểu đời sống văn hoá một làng nghề như làng tranh Đông Hồ sẽ giúp chúng ta khám phá được những giá trị văn hóa chưa được khai thác, thậm chí có nguy cơ mai một. Cần làm cho các di sản này sớm được hồi sinh góp phần giữ gìn được bản sắc văn hóa - dân tộc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1. Giới thiệu chung về làng tranh Đông Hồ Mỗi vùng, miền trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều có thể tìm thấy một dấu ấn riêng, một “bản sắc văn hóa” độc đáo, mang giá trị truyền thống dân tộc. Làng tranh Đông Hồ cũng có một đời sống văn hóa đặc biệt như vậy. Đây là nơi hội tụ và bảo tồn di sản văn hóa cổ truyền từ rất lâu đời. Làng có tên là Đông Hồ, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (xưa kia còn gọi là làng Mái). Nơi đây hiện còn lưu giữ một dòng tranh dân gian cổ xưa nhất của vùng đất Kinh Bắc - “Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ”. Trong các dòng tranh dân gian như tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh Kim Hoàng (Hà Tây), tranh làng Sình (Huế). (mỗi dòng tranh đều có sắc thái và kỹ thuật riêng), dòng tranh dân gian Đông Hồ (Dongho’s Folk Paintings) là loại hình nghệ thuật độc đáo nhất và gần gũi với đại đa số người dân Việt Nam, bởi nó gắn liền với mọi làng quê, thôn xóm, với đời sống bình dị của người nông dân chân lấm tay bùn. Và hơn hết, hình tượng (image) cùng tính biểu tượng (symbolic) trong dòng tranh này đã biểu hiện đậm nét bản sắc văn hóa - dân tộc. “Tranh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.