Những vấn đề cơ bản và sự biểu hiện của Chủ nghĩa nhân văn trong thời đại Phục Hưng ở Châu Âu

Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản của CNNV như: khái niệm, lịch sử ra đời, tư tưởng cơ bản, mối liên hệ với các khái niệm lân cận và bốn đặc trưng làm nên bản chất của CNNV Phục hưng. | NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG Ở CHÂU ÂU (THẾ KỶ XIV - XVI) Ở CHÂU ÂU HỒNG VĂN Tóm tắt Chủ nghĩa nhân văn (CNNV) là trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng (thế kỷ XIV - XVI) ở châu Âu. Đây là phong trào chống những mặt tiêu cực của Thiên Chúa giáo lúc bấy giờ nhằm đề cao con người, giải phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, hướng con người vào xây dựng cuộc sống thực tại. Trong phần 1, bài viết trình bày những vấn đề cơ bản của CNNV như: khái niệm, lịch sử ra đời, tư tưởng cơ bản, mối liên hệ với các khái niệm lân cận và bốn đặc trưng làm nên bản chất của CNNV Phục hưng. Ở phần 2, bài viết phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng thông qua sự hình thành, phát triển văn minh công nghiệp và tâm thế con người châu Âu thời Phục hưng. Chúng tôi trích dẫn những tác gia, công trình điển hình của châu Âu thời cổ - trung – cận đại với vai trò là những đại diện làm nổi bật tính ưu việt của CNNV. 1. Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng . Khái niệm Chủ nghĩa nhân văn Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng ở châu Âu. Đây là một phong trào chống Thiên chúa giáo nhằm đề cao con người, giải phóng cá nhân khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, chống chủ nghĩa kinh viện và giáo hội, hướng con người vào xây dựng cuộc sống thực tại. Lịch sử ra đời của chủ nghĩa nhân văn được xác lập từ khi xuất hiện phong trào Phục hưng. Với lý do khôi phục lại nền văn hoá cổ đại, các nhà nhân văn đã khởi xướng phong tràoRenaissance (Phục hưng) khôi phục các giá trị văn hóa cổ đại - những gì mà Chúa đã cho phép - nên giáo hội không có cách gì ngăn cản Chủ nghĩa nhân văn khởi phát ở Ý và được thực hiện bởi những nhà tư tưởng, những cá nhân ưu tú, uyên bác, giàu tinh thần cách mạng và canh tân. Hơn nữa, họ còn có quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện lý tưởng nhân văn ấy. "Tinh thần nhân văn trước hết là một tinh thần tranh đấu. Tranh đấu cho giai tầng tư .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.