Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và nhân văn: Diễn ngôn lịch sử trong biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của Trần Mai Hạnh

Luận văn nghiên cứu Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết "Biên bản chiến tranh của Trần Mai Hạnh" qua các biểu hiện của nó để tìm ra những điểm nổi bật trong tài năng và phong cách sáng tạo của tác giả trong việc khai thác và phục dựng các tài liệu lịch sử thành tác phẩm văn học. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ THỊ HƯƠNG DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG BIÊN BẢN CHIẾN TRANH 1-2 -3- CỦA TRẦN MAI HẠNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH TRƯỜNG Phản biện 1: . Nguyễn Thành Phản biện 2: TS. Bùi Bích Hạnh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 9 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại Học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc ứng dụng hệ thống lý thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu khoa học văn học trong giai đoạn hiện nay được các nhà nghiên cứu, phê bình khá lưu tâm. Đây là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cho việc thẩm định tư tưởng nghệ thuật tác phẩm và tài năng, phong cách của nhà văn. Cùng với các hướng tiếp cận khác, con đường đến với tác phẩm văn học dưới ánh sáng lý thuyết diễn ngôn đã khai mở cho nhiều tầng giá trị ý nghĩa của văn bản nghệ thuật một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Viết về đề tài chiến tranh bằng cái nhìn khách quan trong việc đi sâu khám phá bản chất của hiện tượng lịch sử như một đối tượng khách thể thẩm mĩ, các nhà tiểu thuyết lịch sử đã có những đánh giá xác đáng trên lập trường nhân sinh quan và thế giới quan nghệ thuật. Theo đó, phạm vi hiện thực này chưa bao giờ “mờ nhạt”. Và sức hấp dẫn của nó đối với các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình và bạn đọc còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, các tác phẩm trước đây, hầu hết khai thác chiến tranh từ góc nhìn chính diện của cuộc chiến. Rất hiếm các tác phẩm khai thác chiến tranh từ điểm nhìn của phía bên kia chiến tuyến một cách cặn kẽ, công phu. Biên bản chiến tranh 1-2-3-4. 75 của nhà văn Trần Mai Hạnh đã tìm hướng đi riêng. Từ cái nhìn “ngược sáng”, hướng ngòi bút về thể chế .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.