Nội dung chính của bài viết phân tích phong cách kiến trúc của triều đình nhà Nguyễn đã có được một giá trị nhân văn bền vững qua thời gian lâu dài như vậy, chúng ta thử tìm hiểu về chủ đề tư tưởng quy hoạch của người xưa và về sự cải tạo một cách có chừng mực và hợp lý hệ thống thủy lộ ở địa bàn xây dựng Kinh Thành. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (132) . 2016 3 VĂN HÓA - LỊCH SỬ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC KINH THÀNH HUẾ ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN BỀN VỮNG CỦA NÓ TRONG LÒNG ĐÔ THỊ HUẾ Phan Thuận An∗ Nếu định nghĩa quy hoạch kiến trúc đô thị là tổ chức lại không gian tự nhiên vốn có của một vùng đất để phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng cư dân, thì quy hoạch kiến trúc kinh đô Huế nói chung, Kinh Thành Huế nói riêng vào đầu thế kỷ XIX đã thực hiện nhiệm vụ ấy một cách có hiệu quả. Hiệu quả chẳng những cho nhu cầu của con người cách đây khoảng 200 năm mà nó còn có giá trị nhân văn bền vững cho đến ngày nay. Trong quá trình phát triển ngót 330 năm qua của nó (16872016), đô thị Huế đã trải qua khá nhiều lần quy hoạch. Về địa danh hành chính, thoạt kỳ thủy, nó được gọi là Phú Xuân, tên một ngôi làng nằm ở bờ bắc Sông Hương. Kể từ năm 1687, khi chúa Nguyễn Phúc Thái chọn địa bàn Phú Xuân làm trung tâm chính trị của Đàng Trong, nó bắt đầu được đô thị hóa để trở thành thủ phủ, rồi được chúa Nguyễn Phúc Khoát Một vài nét đẹp hài hòa giữa Kinh Thành cổ kính và kiến thiết thêm để trở nên đô nghệ thuật hiện đại. Ảnh chụp ở khu vực cửa Ngăn trong dịp Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế Huế 2016. thành (1738-1775). Nhưng phải Ảnh: Vĩnh Hướng. đợi đến đầu thế kỷ XIX, sau khi vua Gia Long thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế, đô thị Huế mới được quy hoạch lại và mở rộng ra để xứng tầm kinh đô của cả nước. Trên mặt bằng quy hoạch kiến trúc lần này, Kinh Thành được xem là cái lõi của tổng thể đô thị. Và từ đó đến nay, những đường nét chính của không gian đô thị Huế với các khu chức năng cơ bản ban đầu của nó hầu như vẫn không có gì thay đổi đáng kể. * Thành phố Huế. 4 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (132) . 2016 Để biết tại sao ý tưởng quy hoạch và phong cách kiến trúc của triều đình nhà Nguyễn bấy giờ đã có được một giá trị nhân văn bền vững qua thời gian lâu dài như vậy, chúng ta thử tìm hiểu về chủ đề tư tưởng quy hoạch của người xưa và về sự cải