Gạch trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam thế kỷ XV - XVII

Bài viết giới thiệu về các loại hình gạch thế kỷ XV - XVIII được phát hiện trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo ở đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở tập hợp các nguồn tư liệu từ thư tịch cổ, văn bia hiện còn trên mặt đất và các phát hiện khảo cổ học dưới lòng đất, bài viết đề cập đến đặc trưng của gạch thế kỷ XV - XVIII qua từng thời kỳ trên các phương diện: chất liệu màu sắc, loại hình và hoa văn trang trí. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (69) - 2013 GẠCH TRONG CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM THẾ KỶ XV - XVIII NGÔ THỊ LAN* Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về các loại hình gạch thế kỷ XV - XVIII được phát hiện trong các di tích kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo ở đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở tập hợp các nguồn tư liệu từ thư tịch cổ, văn bia hiện còn trên mặt đất và các phát hiện khảo cổ học dưới lòng đất, bài viết đề cập đến đặc trưng của gạch thế kỷ XV - XVIII qua từng thời kỳ trên các phương diện: chất liệu màu sắc, loại hình và hoa văn trang trí. Từ khóa: gạch, kiến trúc, tín ngưỡng, tôn giáo. 1. Giới thiệu chung Gạch là loại vật liệu đất nung truyền thống trong lịch sử xây dựng Việt Nam. Cùng với các vật liệu khác, gạch là vật liệu chính tạo nên một công trình kiến trúc hoàn chỉnh. Nghiên cứu gạch cho thấy sự tiến triển khác nhau qua mỗi thời kỳ về kỹ thuật sản xuất, loại hình, hoa văn trang trí và chức năng sử dụng trong công trình kiến trúc. Thế kỷ XV - XVIII là thời kỳ lịch sử có nhiều dấu ấn trong xây dựng các công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo. Ở thời kỳ này, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian khác cùng tồn tại và phát triển mạnh mẽ; nhiều công trình kiến trúc (như chùa, tháp, quán đạo, đền, miếu, đình, nhà thờ họ, am thờ.) được trùng tu, xây dựng khắp nơi mà chủ yếu tập trung ở các làng quê. Công việc xây dựng nhiều, sự phát triển mạnh mẽ các loại hình gạch, đặc biệt là những viên 78 gạch trang trí hoa văn, đã tạo nên những sắc thái khác nhau trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo. Bài viết này tập hợp các nguồn thư tịch cổ, văn bia; đối chiếu với một số vết tích kiến trúc hiện còn trên mặt đất và các phát hiện khảo cổ học dưới lòng đất trong một số di tích ở đồng bằng Bắc Bộ; qua đó phân tích đặc điểm các loại gạch trong các kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo đó. 2. Thư tịch cổ và văn bia nói về việc xây dựng và sử dụng gạch(*) Nguồn thư tịch cổ và văn bia thế kỷ XV-XVIII cung cấp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    84    2    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.