Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung chính của bài viết là nghiên cứu các giải pháp phát triển và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt của các quốc gia khan hiếm nước ngọt như Singapore, Israel, Úc tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc thực hành tiết kiệm nước ở Việt Nam | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 72-77 Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Đinh Thị Như Trang* * Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, 41A, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 3 năm 2014 20 tháng 3 năm 2014; c 22 4 năm 2014 Tóm tắt: Nước là một trong những yếu tố trọng yếu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người, trong đó, nước ngọt được sử dụng phổ biến nhất. Sự tác động của con người và những biến đổi trong tự nhiên đã làm cho nguồn nước ngọt và sạch trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Thực trạng đó biểu hiện khá phổ biến ở nước ta. Hiện nay, nguồn nước mặt phân bố tại các sông, hồ, và nước ngầm đang lâm vào tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng. Sản xuất nước sạch sử dụng kỹ thuật lạc hậu, lãng phí nước, tỷ lệ thất thoát nước sinh hoạt ở mức cao. Từ việc nghiên cứu các giải pháp phát triển và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt của các quốc gia khan hiếm nước ngọt như Singapore, Israel, Úc tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc thực hành tiết kiệm nước ở Việt Nam. Từ khóa: Tiết kiệm nước, kinh nghiệm, Singapore, Israel, Úc. 1. Đặt vấn đề * thế, hơn bao giờ hết, tài nguyên nước đang rất cần được bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng thật hợp lý. Các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện nhiều giải pháp tổng thể nhằm quản lý, phát triển và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước đạt hiệu quả kinh tế cao. Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. Trên trái đất, có 97% nước muối, 3% nước ngọt. Gần 2/3 lượng nước ngọt tồn tại ở dạng sông băng và mũ băng ở các cực [1]. Phần còn lại được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. Những tác động của hiệu ứng nhà kính, rác thải môi trường, ô nhiễm không khí và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    21    4    28-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.