Ebook Nghịch lý của sự lựa chọn: Phần 2 - NXB Trẻ

Sau đây là nội dung phần 2 cuốn sách. Trong cuốn "Nghịch lý của sự lựa chọn", Swartz giải thích tại sao một điều gì đó quá tốt lại không tốt cho chúng ta về mặt tâm lý và cảm xúc. Với cách viết dễ hiểu, hấp dẫn và sống động với những giai thoại, ông đã đưa ra những hướng dẫn thực tiễn về cách thức hạn chế sự lựa chọn để dễ quản lý hơn, cách thức khép mình vào kỷ luật để chỉ tập trung vào những điều quan trọng và phớt lờ phần còn lại, và cách thức để hài lòng hơn với những lựa chọn của bạn. | Tại sao lựa chọn lại khó khăn đến vậy? Trong lịch sử loài người, con người thường không phải đối mặt với quá nhiều lựa chọn và nhiều cơ hội mở ra. Thay vì hỏi “tôi nên chọn A hay B hay C ?” thì họ lại thường hỏi “tôi có nên chọn nó hay không?” trong một thế giới có sự khan hiếm, thì cơ hội không tự nó xuất hiện hàng loạt, và những quyết định mà con người phải đối mặt đó là tiến đến hay tránh đi, chấp nhận hay từ chối. Chúng ta có thể thấy rằng khả năng phán đoán tốt vấn đề – cái gì là tốt cái gì là xấu – là một yếu tố sống còn. Nhưng phân biệt giữa tốt và xấu thì dễ hơn rất nhiều so với việc phải chọn được cái nào là tốt, cái nào là tốt hơn và cái nào là tốt nhất. Sau hàng triệu năm sống sót nhờ những phân biệt có tính chất đơn giản, có vẻ như loài người chúng ta chưa được chuẩn bị về mặt sinh học để đối mặt với nhiều lựa chọn trong thế giới hiện đại. Nhà tâm lý học Susan Sugarman đã chỉ ra rằng lịch sử ở dạng ngắn gọn của loài người chúng ta được thể hiện khi trong thời kỳ phát triển của trẻ nhỏ: Em bé không phải lựa chọn nhiều. Chúng chỉ chấp nhận hoặc từ chối những gì được đưa đến cho chúng. Đối với những đứa bé mới biết đi cũng thế. Cha mẹ hỏi những câu như “Con có muốn uống nước trái cây không?”, “con có thích đi chơi công viên không?”, “con có muốn đi xuống dốc không?” và đứa bé trả lời có hoặc không. Sau đó, khi đứa trẻ đã có được một chút khả năng về ngôn ngữ thì cha mẹ lại bắt đầu hỏi “con có thích uống nước táo hay nước cam?”, “con muốn đi công viên hay đi bơi?”, “con muốn trượt xuống cái dốc hay ngồi trên đu quay?”. Lúc này thì đứa trẻ không còn chỉ trả lời có hoặc không. Một người mẹ miêu tả sự “khổ sở” của đứa con 5 tuổi như thế này: Tôi đã thấy rằng đôi khi con trai tôi gặp khó khăn khi phải ra quyết định loại bỏ bớt cái gì đó. Tôi ý thức được rằng con tôi phải làm điều đó và có cảm giác mất mát. Việc chọn một thứ gì đó trong hai thứ đồng nghĩa với việc thứ kia bị mất đi. Sau cùng thì việc đưa ra quyết định có gì đó giảm bớt niềm vui của chúng ta .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.