Sau đây là nội dung phần 2 cuốn sách. Là cuốn sách triết học đầu tiên trong bộ sách Cánh cửa mở rộng, Phải trái đúng sai tuy là một cuốn sách đòi hỏi nhiều suy luận, giá trị mà tập sách mang lại cho những độc giả kiên nhẫn là vô giá. Đọc cuốn sách này xong, bạn sẽ nhìn những vấn đề mâu thuẫn, trái ngược xung quanh bạn dưới con mắt khác: Hiểu và Thấu đáo. | 6. LÝ LẼ BÌNH ĐẲNG - JOHN RAWBS ĐA PHẦN NGƯỜI MỸ chưa bao giờ ký khế ước xã hội. Trên thực tế, công dân nhập tịch là những người duy nhất ở Mỹ (không kể công chức) thực sự đồng ý tuân thủ Hiến pháp -muốn nhập quốc tịch họ bắt buộc phải tuyên thệ trung thành. Những người còn lại chẳng bao giờ được yêu cầu, hay thậm chí đề nghị, đưa ra lời đồng ý. Vậy tại sao chúng ta có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật? Và làm thế nào có thể nói chính quyền tồn tại trên cơ sở sự đồng ý của người dân nó quản lý? John Locke cho rằng chúng ta đã ngầm ưng thuận. Bất cứ ai hưởng lợi ích từ một chính quyền, ngay cả việc đi trên đường cao tốc, cũng ngầm chấp nhận pháp luật và bị pháp luật ràng buộc. Nhưng ưng thuận ngầm là hình thức đồng ý không rõ ràng. Thật khó hình dung về mặt đạo đức làm thế nào việc đi trên đường lại đồng nghĩa với việc phê chuẩn Hiến pháp. Immanuel Kant viện dẫn đến sự đồng ý giả thuyết. Luật pháp chỉ công bằng nếu được toàn thể cộng đồng chấp nhận. Nhưng điều này quả thật cũng là lựa chọn khó hiểu cho một khế ước xã hội thực sự. Làm thế nào thỏa thuận mang tính giả thuyết thực hiện giá trị đạo đức thay cho thỏa thuận thật? John Rawls (1921-2002), triết gia chính trị người Mỹ đưa ra câu trả lời xuất sắc cho câu hỏi này. Trong tác phẩm Học thuyết công lý (A Theory of Justice, 1971), ông lập luận rằng cách suy nghĩ về công lý là hãy hỏi xem chúng ta sẽ ưng thuận những nguyên tắc nào trong vị thế bình đẳng ban đầu. Rawls lý giải như sau: Giả sử chúng ta cùng tụ tập lại (cũng giống như chúng ta bây giờ) để lựa chọn các nguyên tắc quản lý cuộc sống chung cho tất cả mọi người: viết ra một khế ước xã hội. Chúng ta sẽ chọn những nguyên tắc gì? Có lẽ sẽ rất khó có được sự đồng thuận. Những người khác nhau tra thích các nguyên tắc khác nhau, phản ánh các lợi ích, giá trị đạo đức, niềm tin tôn giáo và vị thế xã hội rất khác nhau. Người giàu, kẻ nghèo; người có quyền thế và đông bạn bè, kẻ thấp cổ bé họng. Một số là thành viên các nhóm thiểu số về chủng tộc, sắc tộc, hoặc tôn .