Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm khái quát và đánh giá một cách hệ thống tư tưởng đạo đức của Phật giáo trong TBK - một bộ kinh của Phật giáo Nguyên thủy. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy đạo đức học nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng, cũng như làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên ngành và hoạch định chính sách về công tác tôn giáo hiện nay. | VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN TRIẾT HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO QUA TRUNG BỘ KINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội – 2009 17 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 NỘI DUNG .10 Chương I: TRUNG BỘ KINH - MỘT BỘ KINH PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ 10 . Giới thiệu chung về Trung Bộ Kinh 11 . Kết cấu của Trung Bộ Kinh .20 . Vị trí của Trung Bộ Kinh trong kinh điển Phật giáo 27 Chương II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG TRUNG BỘ KINH 31 . Cơ sở triết lý của đạo đức Phật giáo trong Trung Bộ Kinh 31 . Một số vấn đề cơ bản của của đạo đức Phật giáo trong Trung Bộ Kinh và giá trị của chúng 42 KẾT LUẬN .75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO80 18 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo và đạo đức là hai hình thái ý thức xã hội đặc biệt. Chúng phản ánh tồn tại xã hội trên các lĩnh vực khác nhau nhưng lại có mối quan hệ gắn bó, mật thiết. Nếu như đạo đức là thước đo nhân phẩm, nhân cách của mỗi con người, thì các tôn giáo, bên cạnh những đặc điểm riêng với tư cách .