Mục đích của bài viết này là nhằm đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm rau sản xuất theo quy trình VietGAP trên địa bàn Hòa Bình, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau Vietgap trên địa bàn trên thời gian tới, Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa sản xuất với các đơn vị thụ sản phẩm rau vietGAP, xây dựng thương hiệu, tăng cường các hoạt động xác tiến bán hàng,. Xin . | Kinh tế & Chính sách THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH Nguyễn Anh Minh1, Nguyễn Tuấn Sơn2 1,2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Mục đích của bài viết này là nhằm đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm rau sản xuất theo quy trình VietGAP (rau VietGAP) trên địa bàn tình Hòa Bình, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu từ điều tra khảo sát người sản xuất và thảo luận với các cán bộ địa phương cho thấy toàn tỉnh hiện chỉ có 5 đơn vị chủ yếu là đầu mối trong tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP thông qua 6 kênh tiêu thụ chính, trong đó sản lượng rau VietGAP của tỉnh chủ yếu được tiêu thụ qua các HTX, tổ hợp tác (chiếm tới 53%) và qua các doanh nghiệp (chiếm khoảng 29%). Nhìn chung việc tiêu thụ rau VietGAP của tỉnh Hòa Bình gặp khá nhiều khó khăn do vấn đề liên kết trong tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP chưa chặt chẽ, trình độ kỹ thuật của người sản xuất còn hạn chế, lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm an toàn chưa cao. Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa người sản xuất với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP, thúc đẩy xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng cường các hoạt động xác tiến bàn hàng là những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất rau VietGAP trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Từ khóa: Hòa Bình, rau VietGAP, tiêu thụ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hòa Bình là một tỉnh miền núi có diện tích sản xuất rau khá lớn với gần ha rau các loại. Những năm gần đây, sản xuất rau được coi là thế mạnh và là ưu tiên hàng đầu trong phát triển sản xuất trồng trọt của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã chỉ rõ mục tiêu “Đẩy mạnh và hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, rau sạch đặc sản”. Tuy nhiên, đến năm 2015, diện tích gieo trồng rau an toàn của tỉnh mới đạt khoảng 200 ha (chiếm tỷ lệ 1,91% diện .