Nội dung bài báo đi sâu vào phân tích so sánh sự khác biệt về phân bố ứng suất, biến dạng bởi tác động của hoạt tải và áp lực đất lên tường chắn, trong phạm vi mô hình vật liệu bê tông tuyến tính và phi tuyến. Việc phân tích sử dụng phương pháp truyền thống và phương pháp phần tử hữu hạn, có xét đến ảnh hưởng của việc thay đổi chiều cao đất tác dụng, ảnh hưởng của việc mở rộng đáy tường đến hiệu quả giảm độ lớn ứng suất. | BÀI BÁO KHOA HỌC PHÂN TÍCH ỨNG SUẤT - BIẾN DẠNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT CÓ XÉT ĐẾN ỨNG XỬ PHI TUYẾN CỦA VẬT LIỆU BÊ TÔNG Nguyễn Văn Xuân1, Nguyễn Cảnh Thái2, Nguyễn Ngọc Thắng2 Tóm tắt: Tường chắn đất là một hạng mục xây lắp khá phổ biến tại các công trình thủy công. Với công tác thiết kế, yêu cầu ngày càng cao là vừa tăng cường độ bền, vừa tiết kiệm vật liệu (giảm chiều dày tường). Các phân tích theo ứng xử vật liệu tuyến tính trước đây còn nhiều hạn chế để đáp ứng các yêu cầu này, do chưa phản ánh sát thực quan hệ ứng suất, biến dạng của vật liệu. Nội dung bài báo đi sâu vào phân tích so sánh sự khác biệt về phân bố ứng suất, biến dạng bởi tác động của hoạt tải và áp lực đất lên tường chắn, trong phạm vi mô hình vật liệu bê tông tuyến tính và phi tuyến. Việc phân tích sử dụng phương pháp truyền thống và phương pháp phần tử hữu hạn, có xét đến ảnh hưởng của việc thay đổi chiều cao đất tác dụng, ảnh hưởng của việc mở rộng đáy tường đến hiệu quả giảm độ lớn ứng suất. Từ khóa: Ứng suất, phi tuyến, tuyến tính, biến dạng, bê tông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Tường chắn đất là một trong những hạng mục xây lắp quan trọng và phổ biến với quy mô sử dụng lớn, đa dạng. Tường chắn giữ đất tại các bờ kè sông, biển, cửa cánh các cống lớn, vách ngăn chống sạt lở tại các tuyến giao thông, khu quy hoạch công nghiệp và dân sinh, vách chắn giảm thiểu tác hại các trận lũ quét,. Nhu cầu thực tế đặt ra là phạm vi bảo vệ càng ngày càng rộng hơn, tiết kiệm vật liệu,. Từ đó, nhiệm vụ đặt ra là xác định chính xác phân bố ứng suất trong kết cấu để có giải pháp thiết kế mặt cắt hợp lý, bố trí cốt thép hiệu quả. Các tài liệu tính toán tường chắn đất đều coi quan hệ ứng suất - biến dạng của vật liệu là tuyến tính, vật liệu làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuân theo định luật Hooke: (1) (s: ma trận ứng suất; D: ma trận các hằng số đàn hồi; ε: ma trận biến dạng) Trên thực tế, tùy theo hình thức tác động, quan hệ ứng suất - biến dạng đối với vật liệu bê tông thân tường là quan hệ phi tuyến, với nhiều hình thức .