Bài báo trình bày kết quả tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu trong đó tập trung vào lựa chọn khoảng cách bấc thấm tối ưu. Ví dụ được áp dụng cho công tác xử lý nền tại Nhà máy xử lý khí Cà Mau, có so sánh với tính toán theo phương pháp thiết kế truyền thống. Kết quả tính toán chỉ ra rằng, khoảng cách bấc thấm được xác định theo lý thuyết độ tin cậy có giá trị tối ưu là d=1,1m, trong khi đó phương pháp truyền thống cho khoảng cách bấc thấm là d=1,2m. | BÀI BÁO KHOA HỌC TỐI ƯU HÓA KHOẢNG CÁCH BỐ TRÍ BẤC THẤM TRONG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU Nguyễn Văn Tuấn1, Phạm Quang Tú2, Phan Huy Đông3 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu trong đó tập trung vào lựa chọn khoảng cách bấc thấm tối ưu. Ví dụ được áp dụng cho công tác xử lý nền tại Nhà máy xử lý khí Cà Mau, có so sánh với tính toán theo phương pháp thiết kế truyền thống. Kết quả tính toán chỉ ra rằng, khoảng cách bấc thấm được xác định theo lý thuyết độ tin cậy có giá trị tối ưu là d=1,1m, trong khi đó phương pháp truyền thống cho khoảng cách bấc thấm là d=1,2m. Từ khóa: Xử lý nền đất yếu, lý thuyết độ tin cậy, bấc thấm, rủi ro, thời gian xử lý nền. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Hiện nay, việc tính toán xử lý nền bằng bấc thấm thoát nước được áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 9355:2013 – phương pháp tất định. Theo phương pháp này các giá trị thiết kế của tải trọng, các thông số đất nền, bấc thấm,. được xem là hằng số, có thể là giá trị trung bình hoặc giá trị lấy theo xác suất thống kê. Thực tế, các thông số đầu vào có thể biến đổi ngẫu nhiên, chẳng hạn như các chỉ tiêu cơ lý của đất nền. Do vậy, việc thiết kế theo phương pháp tất định có thể dẫn đến việc dự báo độ lún cuối cùng, thời gian cố kết sai lệch. Rủi ro trong việc chậm tiến độ, lún dư kéo dài và nhiều hơn dự báo có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tìm ra được phương pháp tính toán thiết kế khắc phục được những nhược điểm của phương pháp truyền thống hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Phương pháp tính toán thiết kế theo lý thuyết độ tin cậy là phương pháp thiết kế theo xu hướng hiện đại, được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng như Hà Lan, Đức, Anh, Na Uy, (Tú , 2014). Theo phương pháp này, các thông số đầu vào được mô phỏng bằng quy luật phân phối của chúng và các biến đầu ra cũng có quy luật biến đổi nhất định. Ngoài ra, tính toán rủi ro dựa trên các hàm tin cậy có thể được thiết lập cho từng phương án thiết kế, .