Đánh giá khả năng bảo vệ và tái tạo bờ biển của hệ thống mỏ hàn và đê ngầm phá sóng bằng Geo- Tube, khu vực bờ biển Gò Công Đông – Tiền Giang

Nội dung bài báo cho thấy diễn biến dòng chảy, sóng và quy luật vận chuyển bùn cát cũng như sự biến đổi hình thái đường bờ biển vùng nghiên cứu khi có hệ thống công trình. Qua đó có thể nhận thấy rõ tác dụng của giải pháp công trình bằng Geo-tube với mục tiêu phục hồi và nuôi dưỡng bãi biển tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái phát triển rừng ngập mặn. | BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO VỆ VÀ TÁI TẠO BỜ BIỂN CỦA HỆ THỐNG MỎ HÀN VÀ ĐÊ NGẦM PHÁ SÓNG BẰNG GEO-TUBE, KHU VỰC BỜ BIỂN GÒ CÔNG ĐÔNG – TIỀN GIANG Lê Trung Thành1 Tóm tắt: Dọc theo bờ biển Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, hệ thống rừng phòng hộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chắn sóng, chắn gió và bảo vệ an toàn cho tuyến đê ven biển. Tuy nhiên trong khoảng 10 năm gần đây, hệ thống rừng phòng hộ này đang bị xâm thực nghiêm trọng, dẫn đến đường bờ biển khu vực này bị ảnh hưởng và quá trình xói mòn diễn ra vô cùng phức tạp. Vì vậy, chính quyền địa phương đã có chủ trương xây dựng hệ thống công trình và một trong những giải pháp được đề xuất là xây dựng hệ thống mỏ hàn kết hợp với đê ngầm phá sóng bằng Geo-Tube nhằm mục tiêu bảo vệ bờ biển và tái tạo hệ thống rừng ngập mặn. Để đánh giá khả năng của giải pháp công trình trên, các mô hình số về thủy động lực và vận chuyển bùn cát (MIKE11 và MIKE 21) đã được thiết lập. Kết quả của các mô hình cho thấy diễn biến dòng chảy, sóng và quy luật vận chuyển bùn cát cũng như sự biến đổi hình thái đường bờ biển vùng nghiên cứu khi có hệ thống công trình. Qua đó có thể nhận thấy rõ tác dụng của giải pháp công trình bằng Geo-tube với mục tiêu phục hồi và nuôi dưỡng bãi biển tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái phát triển rừng ngập mặn. Từ khóa: Biến đổi hình thái bờ biển, đê ngầm phá sóng, ống cát Geo-Tube và Gò Công Đông. 1. TỔNG QUAN 1 Diễn biến xói lở và bồi đắp bờ biển gây ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến môi trường và nền kinh tế. Hiện tượng xói lở và bồi tụ ảnh hưởng tới sự phát triển của nông nghiệp, thủy và hải sản như sò biển, cá, . Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều cho thấy các quá trình xói mòn đường bờ biển là vô cùng phức tạp, (Gottschalk, 1977) và (Julien, 1998). Các quá trình này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như dòng chảy sông, thủy triều, bùn cát lơ lửng, điều kiện địa chất, sóng và gió . Trong .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.