Bài báo này này đề xuất các công nghệ cấp nước mặn trực tiếp từ biển sử dụng máy bơm và đường ống với 2 phương án là bơm nước trực tiếp từ biển vào khu nuôi tôm (ao nuôi) và bơm nước từ biển vào khu trữ sau đó bơm vào ao nuôi. Bài báo cũng đề xuất sử dụng công nghệ trữ nước mưa thông qua hệ thống mái che và các ao, túi chứa nước dùng để cấp nước pha loãng cho ao nuôi tôm. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC PHỤC VỤ NUÔI TÔM THÂM CANH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Phạm Văn Song1 Trịnh Công Vấn2 Tóm tắt: Hình thức nuôi tôm thâm canh phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Mô hình này có lợi nhuận rất cao nhưng ngoài yêu cầu về đầu tư và chi phí vận hành, là yêu cầu rất cao về chất lượng nước. Hiện nay, nguồn nước mặn, ngọt phục vụ cho mô hình nuôi này chủ yếu được lấy từ kênh cấp 1 và từ nguồn nước ngầm chưa đảm bảo về trữ lượng và chất lượng. Bài báo này này đề xuất các công nghệ cấp nước mặn trực tiếp từ biển sử dụng máy bơm và đường ống với 2 phương án là bơm nước trực tiếp từ biển vào khu nuôi tôm (ao nuôi) và bơm nước từ biển vào khu trữ sau đó bơm vào ao nuôi. Bài báo cũng đề xuất sử dụng công nghệ trữ nước mưa thông qua hệ thống mái che và các ao, túi chứa nước dùng để cấp nước pha loãng cho ao nuôi tôm. Các công nghệ này đã được áp dụng thử nghiệm cho mô hình nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Bạc Liêu Từ khóa: nuôi trồng thủy sản, cấp nước, công nghệ nuôi tôm, thu trữ nước mưa, ĐBSCL 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng ven biển Việt Nam chủ yếu là nuôi tôm nước mặn và nước lợ với lịch sử phát triển khá lâu: từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản năm 2013, cả nước có 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, ĐBSCL là vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của cả nước, với diện tích nuôi tôm chiếm trên 90% diện tích nuôi tôm của cả nước, đạt trên 596,2 nghìn ha, sản lượng thu hoạch bằng 75,2% sản lượng tôm của cả nước nghiệp. Dựa trên 2 tiêu chí kỹ thuật nuôi và phương thức nuôi có thể phân thành 4 hình thức nuôi chính là: (i) Nuôi tôm quảng canh (tự nhiên) bao gồm nuôi tôm rừng và nuôi tự nhiên; (ii) Nuôi tôm quảng canh cải tiến; (iii) Nuôi bán thâm .