Bìa viết này nghiên cứu thực nghiệm xây dựng đường đặc trưng ẩm của đất (pF) tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ cho kết quả tương quan khá chặt chẽ (R2 từ 0,96÷0,99). Kết quả tính toán khả năng trữ nước của đất cho thấy, tỷ lệ giữa lượng trữ nước tích lũy hữu dụng so với lượng trữ nước tích lũy ở điểm thủy dung trong đất tương đối cao, từ 56,91% (tầng đất 0÷10cm) đến 64,64% (tầng đất 0÷60cm). | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TRƯNG ẨM CỦA ĐẤT (PF) PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝ CHO CÂY TRỒNG CẠN TẠI VÙNG KHÔ HẠN NAM TRUNG BỘ Trần Thái Hùng1, Võ Khắc Trí1, Lê Sâm1 Tóm tắt: Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng đường đặc trưng ẩm của đất (pF) tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ cho kết quả tương quan khá chặt chẽ (R2 từ 0,96÷0,99). Kết quả tính toán khả năng trữ nước của đất cho thấy, tỷ lệ giữa lượng trữ nước tích lũy hữu dụng so với lượng trữ nước tích lũy ở điểm thủy dung trong đất tương đối cao, từ 56,91% (tầng đất 0÷10cm) đến 64,64% (tầng đất 0÷60cm); lượng nước dễ hữu dụng của một số cây trồng cạn, trong đó ba loại cây với bộ rễ hoạt động 0÷40cm thì cây nho có lượng nước dễ hữu dụng thấp nhất, lần lượt kế đến là thanh long và mía, cây táo với bộ rễ hoạt động 0÷60cm có lượng nước dễ hữu dụng ở mức trung bình, riêng hành, tỏi và các loại rau với bộ rễ hoạt động 0÷20 hoặc 30cm có lượng nước dễ hữu dụng khá thấp. Các kết quả thực nghiệm và tính toán này rất quan trọng, để ứng dụng xác định động thái ẩm của đất phục vụ thiết lập chế độ tưới hợp lý cho các loại cây trồng cạn phổ biến tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ. Từ khóa: Đất cát biển, đường đặc trưng ẩm (pF), lượng nước hữu dụng, lượng nước dễ hữu dụng, vùng khô hạn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Đường đặc trưng ẩm (đường đặc tính nước pF Retention curve) là một đặc tính cơ bản và quan trọng của tính chất đất – nước, sử dụng đường đặc trưng ẩm đã tăng độ chính xác trong việc chuẩn đoán nhu cầu nước, vừa tiết kiệm nước tưới, vừa nâng cao năng suất cây trồng, vì trong quá trình canh tác sẽ xác định được mức tưới ứng với độ ẩm đất hợp lý, đồng thời có thể xác định được lượng nước tổn thất do truyền ẩm xuống tầng đất sâu trong trường hợp độ ẩm đất vượt quá độ ẩm tối đa đồng ruộng. Vì vậy, các nghiên cứu có liên quan đến tính chất của nước trong đất đều ứng dụng nó (Tấu TK, 1971; Ổn TV, 2002; Trí VK, 2002; Brooks, ., et al., 1966; De Jong R., et al., 1983; Rawls ., et al., 1998, Van Genuchten, ,