Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức trò chơi học tập (TCHT) nhằm phát triển tư duy (PTTD) cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE ISSN: 1859-3100 Tập 15, Số 1 (2018): 128-139 Vol. 15, No. 1 (2018): 128-139 Email: tapchikhoahoc@; Website: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THẠNH HÓA TỈNH LONG AN Nguyễn Thị Kim Phúc* Trường Mẫu giáo Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An Ngày nhận bài: 27-10-2017; ngày nhận bài sửa: 10-11-2017; ngày duyệt đăng: 22-01-2018 TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức trò chơi học tập (TCHT) nhằm phát triển tư duy (PTTD) cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hầu hết giáo viên chưa biết dựa vào đặc điểm PTTD của trẻ MG 5-6 tuổi, chương trình giáo dục mầm non (MN), chu n phát triển cho trẻ 5 tuổi và trình độ tư duy (TD) thực tế của trẻ để xây dựng mục tiêu và nội dung kế hoạch tổ chức TCHT nhằm PTTD cho trẻ. Giáo viên cũng chưa biết xây dựng môi trường chơi, tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, đánh giá trẻ theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm. Từ khóa: trò chơi học tập, phát triển tư duy, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ABSTRACT The reality of organizing learning games to develop thinking for 5-6-year-old preschool children in some kindergartens, Thanh Hoa district, Long An province This paper presents research result on the status quo of adopting learning-games for mental development of 5-6 year preschoolers by their teachers at many kindergartens in Thanh Hoa District-Long An province. The result suggests that most teachers omit to take into account mental developmental traits of 5-6 year children, preschool education agenda, development standards for 5-year-olds and practical thinking level of a child; to develop concrete objectives and plans of organizing learning-games to develop young minds. The .