Tiếp cận văn học Việt Nam từ các lý thuyết phương Tây

Bài viết trình bày về việc tiếp cận văn học Việt Nam từ các lý thuyết phương Tây cho thấy, trình bày việc mở cửa và phong trào đổi mới được du nhập vào Việt Nam, mặt khác của đời sống xã hội, lí luận văn học của ta hội nhập dần vào đời sống học thuật Quốc tế. | TIẾP CẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁC LÝ THUYẾT PHƯƠNG TÂY (KINH NGHIỆM LỊCH SỬ VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG HIỆN TẠI) . Trịnh Bá Đĩnh Phòng Lý luận, Viện văn học Từ thập kỉ 80 đến nay, cùng với việc 'mở cửa', với phong trào "Đổi mới", các lí thuyết văn học phương Tây được giới thiệu ở Việt Nam ngày càng nhiều, trong đó có những lí thuyết khác, thậm chí đối lập với lí thuyết Macxit về văn nghệ. Nói chung, cũng như các mặt khác của đời sống xã hội, lí luận văn học của ta hội nhập dần vào đời sống học thuật quốc tế. Báo cáo này của tôi giới hạn sự xem xét ở văn học Việt Nam, một phạm vi rất nhỏ so với chủ đề của cuộc Hội thảo, hơn nữa cũng chỉ về cách đọc văn học, tức là việc sử dụng những lí thuyết văn học ra đời ở phương Tây trong hoạt động nghiên cứu, phê bình (từ đây sẽ gọi chung là phê bình) văn học dân tộc đã và nên như thế nào. Tôi cũng lưu ý nhiều hơn đến các công trình phê bình Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm tiền hiện đại được coi là linh hồn của văn hóa ViệtNam. Lí do là vì Truyện Kiều cho đến hiện nay vẫn là "bãi thử" của những vũ khí phê bình mới, là "bộ máy" để kiểm tra sức khỏe những vị - khách - lí - thuyết đến từ phương Tây. Các lí thuyết lớn như phê bình phân tâm học, phê bình Macxit, cấu trúc luận, thi pháp học đều đã được vận dụng để phân tích Nguyễn Du và Truyện Kiều. Trong giới phê bình văn học Việt Nam có một định niệm bất thành văn như sau: Anh sẽ chưa được thừa nhận là nhà phê bình hạng nhất nếu chưa chứng tỏ khả năng trong phê bình Truyện Kiều. Ba trường hợp tôi cho là tiêu biêu để phân tích và rút ra kết luận gồm các công trình Nguyễn Du và Truyện Kiều (1941) của Nguyễn Bách Khoa, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (1970) của Lê Đình Kỵ và Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều (1985) của Phan Ngọc. Đây chưa hẳn chúng đã là những công trình xuất sắc nhất về nghiên cứu Truyện Kiều, nhưng với tôi, chúng tiêu biểu cho ba giai đoạn khác nhau của qúa trình tiếp nhận và vận dụng các lí thuyết văn học phương Tây để đọc văn học .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.