Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và biện pháp khoanh vỏ đến khả năng ra hoa, hình thành quả, nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất và hiệu quả sản xuất giống vải chín sớm Bình khê tại Uông Bí, Quảng Ninh và các vùng lân cận. chi tiết nội dung tài liệu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐÀO QUANG NGHỊ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ BIỆN PHÁP KHOANH VỎ ĐẾN KHẢ NĂNG RA HOA, ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG VẢI CHÍN SỚM BÌNH KHÊ TẠI UÔNG BÍ, QUẢNG NINH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 HÀ NỘI - 2012 Công trình hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Người hướng dẫn: . HOÀNG MINH TẤN Phản biện 1: . VŨ VĂN VỤ Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: . PHẠM THỊ HƯƠNG Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN NGHIÊM Viện Nghiên cứu Rau quả Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi , ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Vải ( Litchi chinensis Sonn.) là cây ăn quả Á nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, thuộc vào nhóm cây ăn quả chủ đạo của miền Bắc Việt Nam. Trong số các giống vải hiện đang phổ biến trong sản xuất, giống vải Bình Khê là một trong những giống có thời gian chín sớm nhấ t hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, năng suất vải chín sớm thường không ổn định và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết. Đối với vải chín sớm Bình Khê tại Uông Bí, Quảng Ninh, hiện tượng ra lộc trong mùa đông khá phổ biến làm ảnh hưởng lớn tới khả năng phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả của vải, làm giảm năng suất, chất lượng quả, thậm chí gây mất mùa. Mặt khác tỷ lệ đậu quả rất thấp thấp, kích thước hạt lớn là những tồn tại của giống vải này. Hiện nay, các nghiên cứu kỹ thuật trên giống vải chín sớm Bình Khê vẫn chưa có nhiều, các kỹ thuật tiến bộ còn chưa được áp dụng rộng rãi, quy trình chăm sóc của người dân còn nhiều điểm lạc hậu so với thực tế sản xuất. Do vậy, năng suất, chất lượng của giống vải này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của .