Nghiên cứu tình hình ô nhiễm tiếng ồn và giảm thính lực của người lao động ở Công ty cổ phần Fecon Việt Nam năm 2016" trình bày: Đánh giá tình hình ô nhiễm tiếng ồn tại các xưởng sản xuất trong Công ty cổ phần Fecon Việt Nam, xác định tỷ lệ giảm thính lực nghề nghiệp ở người lao động trong Công ty cổ phần Fecon Việt Nam,. . | Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng với tần số thấp do các tàu Hải quân và tàu thăm dò dầu tạo ra đã dẩn đến cái chết của loài cá voi cũng như nhiều loài sinh vật biển khác. Và mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng để chứng minh được rằng loài mực khổng lồ cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Nguyên nhân là do các loài cá voi, cá heo, và các loài động vật có vú khác ở biển hầu như dựa vào âm thanh để giao tiếp và định hướng nên những tiếng ồn sẽ khiến chúng bị “điếc”, mất phương hướng, tự mắc cạn trên bờ rồi chết hay bị chết do thương tổn não bộ. Những trường hợp thương tâm như vậy đã được phát hiện từ hơn một thập kỷ qua. Cũng theo một nghiên cứu của các giáo sư đại học kĩ thuật Catalonia tại Barcelona, khi nghiên cứu được thực hiện trên 87 cá thể thuộc 4 loài động vật thân mềm: hai loài mực ống, một loài bạch tuộc, một loài mực nang. Trong 2h chúng được nghe âm thanh với cường độ mạnh từ 157-175dBA tần số 50-400Hz (đây là loại tiếng ồn thường thấy trên biển do cuộc thử nghiệm của các tàu ngầm quân sự hay hoạt động dò tìm giếng dầu hoặc khí tự nhiên). Tất cả chúng đều có dấu hiệu tổn thương trên mô của túi thăng bằng và càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu chúng sống sót, đồng thời nguy cơ tử vong sau đó rất cao do không xác định được phương hướng sẽ khiến chúng đi lạc vào khu vục sâu dưới đáy biển và bị tác động bởi sự chênh lệch nhiệt độ nơi đó.