Bài tiểu luận môn Luật lao động: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình

Bài tiểu luận trình bày các vấn đề về luật lao động cho đối tượng là người giúp việc gia đình, cơ sở lý luận của lao động là người giúp việc gia đình trong pháp luật Việt Nam, thực trạng pháp luật Việt Nam về lao động là người giúp việc gia đình và định hướng hoàn thiện,. . | Hiện tại HĐLĐ thường không được lập thành văn bản, nếu có cũng rất sơ sài, không đảm bảo đầy đủ nội dung mà pháp luật yêu cầu. Việc này làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Vì vậy, việc ký kết hợp đồng giữa hai bên cần có sự chứng thực của cơ quan có trách nhiệm quản lý (xã, phường, thị trấn) nhằm đảm bảo về hình thức, nội dung của HĐLĐ; đồng thời, việc này cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan có thẩm quyền về LĐGVGĐ. HĐLĐ không được lập bằng văn bản ngoài việc xuất pháp từ tâm lý ngại sự ràng buộc của pháp luật, còn xuất phát từ việc chế tài quy định về việc này chưa đủ sức răn đe. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, người sử dụng LĐGVGĐ sẽ bị phạt cảnh cáo nếu không ký kết HĐLĐ bằng văn bản với người LĐGVDGĐ. Vì vậy, cần quy định chế tài nặng hơn, chẳng hạn như phạt tiền. Và quy định một mức tiền phạt cao hơn nếu hành vi vi phạm đã bị phát hiện mà người sử dụng LĐGVGĐ vẫn chưa có ký kết lại HĐLĐ bằng văn bản với người LĐGVGĐ.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.