Tham khảo tài liệu 'lý thuyết và bài tập ôn thi cđ đh môn hóa - chương 8', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CHƯƠNG VIII. CACBON SILIC Cacbon silic thuộc phân nhóm chính nhóm IV. Nguyên tử của những nguyên tố này có 4 electron ở lớp ngoài cùng chúng là những phi kim. I. Cacbon 1. Cấu tạo nguyên tử - Cacbon thiên nhiên là hỗn hợp hai đồng vị bền 98 982 và 0 108 . NTK 12 0115. - Cấu hình e ứng với trạng thái cơ bản Do đó cacbon có thể có hoá trị II liên kết cộng hoá trị - Ở trạng thái kích thích có 1e ở phân lớp 2s nhảy lên phân lớp 2p tạo thành 4e độc thân đồng nhất vì thế cacbon có hoá trị IV trong hầu hết các hợp chất. - Ở trạng thái rắn các nguyên tử cacbon liên kết với nhau theo kiểu kim cương hoặc graphit. 2. Các dạng thù hình và tính chất vật lý. Cacbon có 3 dạng thù hình kim cương than chì graphit và cacbon vô định hình. a Kim cương Kim cương có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử mỗi nguyên tử C liên kết cộng hoá trị bền vững với 4 nguyên tử C xung quanh tạo hình tứ diện đều. Sự đồng nhất và bền vững của liên kết này khiến kim cương có tính rất cứng không bay hơi và trơ với nhiều chất hoá học. b Than chì Tinh thể than chì graphit có cấu trúc lớp. Trên mỗi lớp mỗi nguyên tử C liên kết với 3 nguyên tử C khác bằng liên kết cộng hoá trị. Liên kết giữa những nguyên tử C trong 1 lớp rất bền vững liên kết giữa các lớp rất yếu do vậy các lớp trong tinh thể có thể trượt lên nhau. Cấu trúc này làm than chì mềm trơn dùng làm bút chì bôi trơn các ổ bi. c Cacbon vô định hình Cacbon vô định hình than cốc than gỗ bồ hóng . gồm những tinh thể rất nhỏ có cấu trúc không trật tự. Tính chất của cacbon vô định hình tuỳ thuộc vào nguyên liệu và phương pháp điều chế chúng. Than gỗ và than xương có cấu tạo xốp nên chúng có khả năng hấp thụ mạnh các chất khí và chất tan trong dd. 3. Tính chất hoá học Các dạng thù hình của cacbon tuy có tính chất vật lý rất khác nhau nhưng tính chất hoá học của chúng căn bản giống nhau cháy trong oxi cả kim cương và than chì đều tạo thành khí CO2. a Phản ứng với oxi Khi cháy trong oxi phản ứng toả nhiều nhiệt c o2 CO2 Q Vì vậy cacbon được dùng chủ yế để làm .