Nối tiếp phần 1, phần 2 quyển sách gồm 17 câu chuyện nhỏ. Trải qua thời kỳ khó khăn như vậy, nhưng nhân dân ta vẫn vượt qua. Chúng ta đã trăn trở, tìm tòi được con đường đi phù hợp với quy luật phát triển chung của thời đại và thực tiễn của Việt Nam. Nhờ đó, đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Những kết quả, thành tựu đó đã khẳng định đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đúng đắn. chi tiết nội dung phần 2 tài liệu. | THỜI RƯNG RƯNG NƯỚC MẮT Hiếm có một cuộc trưng bày nào thu hút được đông đảo người tới xem như triển lãm “Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp” tại Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội. Người già thì bùi ngùi, trầm lắng, người trẻ thì tò mò, sẻ chia. Đấy là “Cuộc sống ở Hà Nội thời rưng rưng nước mắt”. Câu nói ấy ông Lê Hữu Tầng, 66 tuổi, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Quốc gia, trong buổi khai mạc cuộc trưng bày "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp", khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi là một người trẻ sinh sau năm 1975, thực tế có nếm trải chút ít dư vị của thời bao cấp. Nhưng đó là những cảm nhận rất mong manh, mơ hồ. Chỉ có thế hệ cha mẹ chúng tôi, những người đã trải qua chiến tranh và sống trọn vẹn qua thời bao cấp, mới có được những xúc cảm đặc biệt nhất khi có cơ hội được nhìn lại, tái hiện lại cuộc sống mà mình từng trải nghiệm. Một người phụ nữ cứ đứng mãi ở quầy trưng bày các loại tem phiếu, trên gương mặt bà dường như những ký ức ngủ yên bấy lâu đang bộn bề quay trở lại. Bà tên Liên, nhà trên phố Hàng Bài. Bà bảo: "Tôi tưởng như mình đang đứng trước một cửa hàng lương thực và đợi cô mậu dịch viên bán cho một ít gạo. Đợi chờ, kiên nhẫn là một thói quen của thời bao cấp. Tôi rất sợ những ngày mua phải gạo có mùi mốc, hoặc những ngày đến lượt mình mua thì hết hàng. Cái thời ấy, như vừa mới hôm qua thôi. Mà thấm thoắt đã hơn 20 năm rồi". Bà Liên đã 68 tuổi, là cán bộ về hưu, có 3 người con. Các con của bà đều thành đạt và giữ những vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đất nước. Và các cháu của bà thì hầu hết đang du học ở nước ngoài. Cuộc sống đã thay đổi đến mức ngoài sức tưởng tượng của bà. "Ngày hôm nay đúng như là một giấc mơ đối với tôi. Hàng hóa, vật chất nhiều vô kể, thỏa sức mà mua bán, lựa chọn". Một nhóm bạn trẻ tay cầm điện thoại di động sành điệu, cười rúc rích khi đọc một bài thơ, vốn là "phương châm tình yêu" của các cô gái thời bao cấp: "Một yêu anh có may ô/ Hai yêu anh có cá khô để dành/ Ba yêu rửa mặt bằng khăn/ Bốn yêu anh .