Bài viết được thực hiện với mục đích xác định cơ sở lí luận và thực tiễn để đề xuất mô hình đề thi môn Ngữ văn với mục đích đánh giá các năng lực chuyên biệt của bộ môn: năng lực đọc hiểu và năng lực tạo lập văn bản. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 4 (2017): 76-82 Vol. 14, No. 4 (2017): 76-82 Email: tapchikhoahoc@; Website: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Nguyễn Phước Bảo Khôi* Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Ngày Tòa soạn nhận được bài: 29-12-2016; ngày phản biện đánh giá: 13-02-2017; ngày chấp nhận đăng: 27-4-2017 TÓM TẮT Nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông từ sau năm 2015 là sự phát triển năng lực (NL) người học, trong đó kiểm tra đánh giá được xem là khâu then chốt của quá trình đổi mới. Bài viết được thực hiện với mục đích xác định cơ sở lí luận và thực tiễn để đề xuất mô hình đề thi môn Ngữ văn với mục đích đánh giá các năng lực chuyên biệt của bộ môn: năng lực đọc hiểu và năng lực tạo lập văn bản. Từ khóa: đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, năng lực, Ngữ văn. ABSTRACT A proposal on designing high school language arts and literature graduation exam models towards capacity assessment The focus of the comprehensive secondary education reform since 2015 has been to improve learners’ capacity. Assessment is considered a key component of that reform process. This article aims to determine the theoretical and empirical basis in proposing a model for designing high school Language Arts and Literature graduation exam with the goal of assessing the competenciesthat are specific for the subject: reading comprehension ability and composition ability. Keywords: capacity, high school graduation exam, Language Arts and Literature. 1. Đặt vấn đề Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa IX) đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam từ sau năm 2015, trong đó nhấn mạnh vào giáo dục phổ thông. Nội dung .