Từ ý niệm về cảm thức sở thuộc, về ý thức tự xác định mình trong quan hệ với người khác, chúng tôi tiếp cận thơ Nguyễn Du dưới góc độ bản sắc và ý thức kiến tạo bản sắc. Bài viết góp phần khám phá thêm về thơ đi sứ Nguyễn Du, cũng như về diện mạo văn hóa Việt Nam thời trung đại. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 4b (2017): 44-50 Vol. 14, No. 4b (2017): 44-50 Email: tapchikhoahoc@; Website: MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN THƠ NGUYỄN DU: TRƯỜNG HỢP THƠ ĐI SỨ Ngô Thị Thanh Tâm* Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16-01-2017; ngày phản biện đánh giá bài: 25-3-2017; ngày chấp nhận đăng bài: 15-4-2017 TÓM TẮT Từ ý niệm về cảm thức sở thuộc, về ý thức tự xác định mình trong quan hệ với người khác, chúng tôi tiếp cận thơ Nguyễn Du dưới góc độ bản sắc và ý thức kiến tạo bản sắc. Bài viết góp phần khám phá thêm về thơ đi sứ Nguyễn Du, cũng như về diện mạo văn hóa Việt Nam thời trung đại. Từ khóa: bản sắc, thơ đi sứ, Nguyễn Du. ABSTRACT An Approach to Nguyen Du's Poetry: Poems Written during Diplomatic Missions From the notion of sense of belonging and self-recognition in relationships with others, we approach Nguyen Du’s poetry from the perspective of identity and consciousness of identitydevelopment. This article contributes to the further discovery of Nguyen Du’s poetry during diplomatic missions as well as Vietnamese medieval culture. Keywords: identity, poems during diplomatic missions, Nguyen Du. 1. Dẫn nhập Một đặc điểm có tính quy luật là càng đi xa càng nhớ cội nguồn, càng tiếp xúc với “kẻ khác”, với những gì xa lạ thì ta càng nhận ra mình. Nghiên cứu những cảm thức, những ý thức tự xác định mình trong quan hệ với kẻ khác là một trong những hướng tiếp cận để khám phá bản sắc (identity) của một cá nhân hoặc của một cộng đồng. Văn hóa Việt Nam có truyền thống đi sứ. Các sứ thần trên hành trình vạn dặm đều có nhiều tâm trạng nhưng gần nhau ở chỗ luôn hướng về quê hương, cội nguồn. Nghiên cứu theo hướng này hứa hẹn có thể mang đến những kiến giải mới về thơ đi sứ * Email: tamntt@ 44 cũng .