Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn

Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan về du lịch tâm linh ở Lạng Sơn. Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn. Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ BÍCH HẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN Chuyên ngành: Du lịch học TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Du lịch Hà Nội, 2016 MỞ ĐẦU 1. L{ do chọn đề tài . Lạng Sơn - miền đất địa đầu tổ quốc - đã trở thành dải đất vô cùng thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mảnh đất này có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa rất đáng tự hào và trân trọng. So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là một điểm du lịch quan trọng. Với những thuận lợi về vị trí địa l{, truyền thống văn hóa, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhị Tam Thanh, Nàng Tô thị, Chùa tiên, Chùa Thành, đền Kz cùng. là điều kiện để phát triển du lịch tại Lạng Sơn. Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa, những năm gần đây du lịch Lạng Sơn đang trên đà phát triển, thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước năm sau luôn cao hơn năm trước, lượng khách tăng bình quân qua các năm đạt 30%/năm, doanh thu du lịch xã hội tăng 35%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Trong thời gian gần đây Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch cùng các tổ chức phi chính phủ đã và đang nghiên cứu về phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam và bắt đầu triển khai ở một số Khu, điểm du lịch với nhiều hình thức khác nhau. Thực tế ở Lạng Sơn có tín ngưỡng tâm linh, có du lịch văn hóa tâm linh hiện nay đang trên đà phát triển. Tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như tiềm năng thế mạnh để phát huy. Do đó việc chọn đề tài “Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn” là vô cùng cần thiết. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn: + Các di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể (di tích lịch sử văn hóa: đền, chùa, thánh thất; công trình kiến trúc nghệ thuật; .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.