Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá các nhân tố và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần xã hội Nhật Bản, nêu lên một số so sánh với Phật giáo Việt Nam và rút ra một số bài học cần thiết. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY ANH ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở XÃ HỘI NHẬT BẢN Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2009 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Hữu Vui TS Hoàng Thị Thơ Phản biện: Nguyễn Tài Thư Nguyễn Thế Kiệt TS Nguyễn Thúy Vân Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài luận án Phật giáo là một tôn giáo lớn, đồng thời cũng là một học thuyết mang đậm tính triết học sâu sắc, được truyền bá rộng rãi ở cả Nhật Bản, Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Trong những năm gần đây, với chủ trương cùng xây dựng quan hệ hợp tác hai nước lên tầm đối tác chiến lược, Nhật Bản và Việt Nam đều dựa vào những nét tương đồng của mỗi quốc gia để tìm nguồn lực tinh thần hợp tác, trong đó Phật giáo đã có một vị trí đóng góp đáng kể. Việc nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản với chủ đề “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản” vì lẽ đó, có ý nghĩa thiết thực, không chỉ mặt thực tiễn mà cả về lý luận văn hóa, chính trị và tôn giáo. Với tính cách là một bộ phận của đời sống tinh thần của xã hội, Phật giáo có ảnh hưởng, cả tích cực và tiêu cực, không chỉ đến đời sống tinh thần, mà đến đời sống xã hội nói chung. Những tác động tích cực và tiêu cực của Phật giáo nói riêng và các hiện tượng tôn giáo nói chung, đan xen và diễn biến phức tạp, trong lịch sử và trong hiện tại. Có lẽ do tính phức tạp này, mà phương pháp tiếp cận các luận điểm về Phật giáo và về tôn giáo nói chung thường không thống nhất, thậm chí dẫn đến những .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.