Phần 1 ebook gồm "Phần I. Cử chỉ, hành động thể hiện bản tính và tâm tình con người" với 14 cử chỉ, hành động: Tư thế ngồi, động tác tay, những cử chỉ của tay, tư thế chân, động tác chân, tư thế đứng, vv. chi tiết nội dung phần 1 tài liệu. | NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI NHÌN VẺ NGOÀI BIẾT NGAY TÂM LÝ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI MÊNH MÔNG (Biên soạn) Ebook miễn phí tại : LỜI NÓI ĐẦU Trong cơ chế thị trường mở cửa, trong xã hội cạnh tranh ngày càng gay gắt, con người muốn tỏ ra thành thạo, lão luyện với đời; muốn có được những thành tựu khiến người ta phải chú ý, cần phải có khả năng quan sát nhạy bén thấu hiểu lòng người. Trong binh pháp Tôn Tử có câu: "Biết mình biết người trăm trận, trăm thắng". Nhưng làm thế nào để thấu hiểu lòng người? Vấn đề đó thật không đơn giản, bởi thế mới có câu: "Biết người, biết mặt, nhưng không biết lòng (tri nhân, tri diện, bất tri tâm)". Mọi người đều nói: Biết được con người đã khó, biết được lòng người lại còn khó hơn! Cho nên gặp nhau thoáng qua mà nói biết được lòng người, quả là chuyện rất khó. Vả lại xưa nay người ta từng nói: Nếu biết được lòng người, và giỏi dùng người, sẽ là mấu chốt thành bại của sự nghiệp. Có thành sự nghiệp cũng do con người, có bại sự nghiệp cũng do con người. Đó là định luật để cho những ai biết được lòng người và giỏi dùng người đi đến thành công. Vì thế những ai có thể nhìn nhận chính xác con người thì sẽ có cơ hội tiến nhanh trong sự nghiệp hơn những người khác. Nhưng biết được lòng người không phải là điều gì ghê gớm không thể nắm bắt được. Con người vốn là một tổng thể phức tạp. Nếu biết quan sát, thì chúng ta có thể hiểu biết hơn về con người qua những thông tin thu được. Tuy nhiên những thông tin này chỉ là nguồn tư liệu quý để hiểu thấu lòng người khi ta biết phân tích sàng lọc, đánh giá nó. Nếu ta chỉ nhìn lớt phớt, nhìn chỉ để thấy, thấy chỉ để làm vì, thì chẳng có tác dụng gì. Mỗi con người trên đời sinh ra chẳng ai giống ai, do thói quen cuộc sống, môi trường giáo dục, bản tính trời sinh, sự từng trải cuộc đời, phương thức tư duy, Chẳng ai có thể như nhau được. Cho nên cách biểu hiện của một người đều khác nhau; cộng thêm hoàn cảnh, trường hợp, thời gian không thể ai cũng giống ai,