Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam

Thực tiễn đang đòi hỏi phải tìm kiếm động lực mới tạo bước đột phá cho phát triển ngành nông nghiệp nước ta trong giai đoạn mới. Bài viết phân tích các định hướng và giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99)TÂM TRIẾT - LUẬT - - 2016 LÝ - XÃ HỘI HỌC Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Đình Long * Nguyễn Thị Hải Yến ** Tóm tắt: Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nhiều điều bất ổn, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm và có dấu hiệu suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước. Thực tiễn đang đòi hỏi phải tìm kiếm động lực mới tạo bước đột phá cho phát triển ngành nông nghiệp nước ta trong giai đoạn mới. Bài viết phân tích các định hướng và giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững. Từ khóa: Tái cơ cấu; Việt Nam; nông nghiệp. 1. Mở đầu Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, bước đầu đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung và có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có vị thế trên thị trường thế giới. Tuy vậy, nhìn tổng thể, nền nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng và hiệu quả thấp và kém bền vững, thiếu tính quy hoạch và liên kết. Chính vì vậy thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp được chính phủ xem là nhiệm vụ ưu tiên trong Đề án tái cơ cấu kinh tế quốc dân. 2. Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thứ nhất, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên cơ sở hình thành và phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, tập trung dựa trên nền tảng khoa học công nghệ (KHCN) tiên tiến, hiện đại và ứng dụng công nghệ cao Sau 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, phát triển khá toàn diện, đã hình thành được 8 nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung có qui mô lớn, như: vùng lúa và cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); vùng cây công nghiệp (cà phê, điều) Tây Nguyên; chè vùng trung du và miền núi và phía bắc. và nhiều nông sản hàng hóa xuất khẩu lớn có vị thế trên thế giới: lúa gạo, cà phê, cao su, điều, chè và thủy sản. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.