Bài viết tổng hợp những kết quả nghiên cứu chủ yếu về môi trường sinh thái ở Việt Nam dưới góc độ triết học - xã hội trong 45 năm qua. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99)TÂM TRIẾT - LUẬT - - 2016 LÝ - XÃ HỘI HỌC Nghiên cứu triết học - xã hội về môi trường sinh thái ở Việt Nam Phạm Thị Ngọc Trầm * Tóm tắt: Bài viết tổng hợp những kết quả nghiên cứu chủ yếu về môi trường sinh thái ở Việt Nam dưới góc độ triết học - xã hội trong 45 năm qua. Những kết quả nghiên cứu đó xác định: các nguyên lý cơ bản của mối quan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên; các triết lý tổng quát về mối quan hệ con người - xã hội - tự nhiên; các khái niệm cơ bản liên quan đến môi trường sinh thái ở Việt Nam; một số quan điểm về sinh thái học nhân văn (STHNV), sinh thái nhân văn (STNV) và môi trường sinh thái nhân văn (MTSTNV); một số vấn đề cơ bản của MTSTNV ở Việt Nam. Từ khóa: Môi trường sinh thái; triết học - xã hội; Việt Nam. 1. Mở đầu Thế giới ngày nay đã và đang có những thành tựu vĩ đại về khoa học và công nghệ, nhờ đó loài người đã đạt được những biến đổi to lớn về mặt kinh tế nói riêng, xã hội nói chung. Song, cùng với những biến đổi to lớn đó, loài người lại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải mang tính toàn cầu, trong đó có vấn đề môi trường sinh thái (MTST). MTST ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, từ các nhà khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật đến các nhà khoa học xã hội nhân văn. Những khía cạnh khác nhau của vấn đề MTST đã được đề cập từ các khía cạnh triết học, kinh tế học, sinh học, y học. Nghiên cứu triết học - xã hội vấn đề MTST ở Việt Nam bắt đầu từ trước những năm 70 của thế kỷ XX. Bài viết này trình bày những nội dung và kết quả nghiên cứu chính trong hơn 45 năm qua về vấn đề MTST ở Việt Nam. 16 2. Những nguyên lý cơ bản của mối quan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên Thực chất của MTST là mối quan hệ giữa con người, xã hội với tự nhiên. Mối quan hệ này đã từng được nhiều nhà khoa học ở những giai đoạn lịch sử khác nhau nghiên cứu. Cách tiếp cận triết học - xã hội nghiên cứu mặt cấu trúc, chức năng, cơ chế vận hành và diễn biến của mối quan hệ giữa con .