Hồ Chí Minh với trí thức tôn giáo

Bài viết phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc tập hợp sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ trí thức tôn giáo nhằm phát huy vai trò của họ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. | TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Hoàng Thị Thuận Hồ Chí Minh với trí thức tôn giáo Hoàng Thị Thuận * Tóm tắt: Bài viết phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc tập hợp sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ trí thức tôn giáo nhằm phát huy vai trò của họ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của trí thức nói chung và trí thức tôn giáo nói riêng. Với chủ trương giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, Người luôn quan tâm, tạo điều kiện để trí thức tôn giáo phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngược lại trí thức tôn giáo cũng luôn coi Người là linh hồn của khối đại đoàn kết và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Tư tưởng của Người đối với trí thức tôn giáo là cơ sở lý luận quan trọng của Đảng ta trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Từ khóa: Hồ Chí Minh; trí thức; tôn giáo; đại đoàn kết dân tộc; Việt Nam. 1. Mở đầu Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của trí thức nói chung và trí thức tôn giáo nói riêng. Theo Người trí thức là người có tri thức, có tầm hiểu biết sâu rộng. Đặc điểm này cũng là của trí thức tôn giáo, bởi vì trí thức tôn giáo là người trí thức theo một tôn giáo nhất định. Người viết: “Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ là trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái tri thức đó áp dụng vào thực tế” [4, ]. Hồ Chí Minh nhận thức thấu đáo mối quan hệ giữa trí thức với tôn giáo. Đối với Người, tôn giáo là một thành tố cấu thành của nền văn hóa; sự tồn tại của tôn giáo trong đời sống xã hội là tất yếu và khách quan. Người trí thức tôn giáo nhận thức được giá trị nhân văn, nhân đạo mà các tôn giáo hướng đến để vận dụng vào cuộc sống. Trí thức tôn giáo tuy

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.