Lại bàn về thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ

Nhà nước đề cao pháp luật làm công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội sử dụng Nho giáo làm tư tưởng chính trị - pháp lý chính thống và sử dụng những quy định phi quan phương (lệ làng, luật tục) tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các nội dung của thiết chế chính trị - pháp lý này đã tạo nên đặc trưng điển hình của thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99)TÂM TRIẾT - LUẬT - - 2016 LÝ - XÃ HỘI HỌC Lại bàn về thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ Trương Vĩnh Khang * Tóm tắt: Ở thời Lê Sơ, cách tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền; cách thực hiện quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở chế độ quan lại quan liêu chuyên nghiệp; Nhà nước đề cao pháp luật làm công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội sử dụng Nho giáo làm tư tưởng chính trị - pháp lý chính thống và sử dụng những quy định phi quan phương (lệ làng, luật tục) tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các nội dung của thiết chế chính trị - pháp lý này đã tạo nên đặc trưng điển hình của thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ. Từ khóa: Thiết chế chính trị - pháp lý; cải cách hành chính; thời Lê Sơ; Đại Việt. 1. Mở đầu Đại Việt giai đoạn đầu thời Lê Sơ có nhiều biến động, đất nước lâm vào khủng hoảng về mọi phương diện. Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thánh Tông đã tiến hành những cuộc cải cách quy mô lớn trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, chế độ quan lại. nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền. Công cuộc cải cách này được tiến hành từng bước trong suốt 38 năm ông trị vì đất nước và đã tạo ra được một diện mạo cơ bản về thiết chế chính trị - pháp lý: mô hình nhà nước thời Lê Sơ là chính thể quân chủ phong kiến, tổ chức bộ máy nhà nước là tập quyền quan liêu và sau cùng pháp luật, tư tưởng chính trị, các quy định phi quan phương (luật tục, lệ làng) đều cùng tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chủ đề thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ đã được tác giả đăng tải ở một số tạp chí trước đây, nội dung đã phần nào luận giải và nhận diện thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ từ các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Trong bài viết này, tác giả tiếp tục làm rõ 62 các đặc trưng của thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ từ góc tiếp cận của khoa học pháp lý và lịch sử. Thông qua các đặc trưng đó, có thể giải mã và phân biệt

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
102    110    1
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.