Văn hóa ẩm thực của cư dân thủy diện ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bài viết phân tích những đặc điểm văn hóa ẩm thực của cư dân thủy diện ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua khảo sát thực tế, bài viết đã khắc họa những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của cư dân thủy diện vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong bức tranh văn hóa ẩm thực xứ Huế; chỉ ra những biến đổi trong văn hóa ẩm thực, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực của cư dân thủy diện trong cuộc sống đương đại hiện nay. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(101) - 2016 NGÔN NGỮ - VĂN HỌC - VĂN HÓA Văn hóa ẩm thực của cư dân thủy diện ở tỉnh Thừa Thiên Huế Phạm Minh Phúc * Tóm tắt: Bài viết phân tích những đặc điểm văn hóa ẩm thực của cư dân thủy diện ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua khảo sát thực tế, bài viết đã khắc họa những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của cư dân thủy diện vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong bức tranh văn hóa ẩm thực xứ Huế; chỉ ra những biến đổi trong văn hóa ẩm thực, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực của cư dân thủy diện trong cuộc sống đương đại hiện nay. Từ khóa: Văn hóa ẩm thực; cư dân thủy diện; Thừa Thiên Huế. 1. Mở đầu Do điều kiện địa lý tự nhiên khá đặc biệt, Thừa Thiên Huế không chỉ có vùng đồi núi thuộc dãy Trường Sơn ở phía Tây, vùng đồng bằng nhỏ hẹp xen kẹt ở giữa, mà còn có hệ thống đầm phá ở phía Đông kéo dài khoảng 68 km theo trục Bắc - Nam, từ vùng Ngũ Điền của huyện Phong Điền đến cửa biển Tư Hiền của huyện Phú Lộc, bao gồm: phá Tam Giang nối các đầm chuyển tiếp như An Truyền, Sam, Hà Trung, Thủy Tú rồi Cầu Hai, thường được gọi chung là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, với diện tích ha (trong đó có ha bãi triều) thuộc loại đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á và là vùng ngập nước nhiệt đới gió mùa tiêu biểu lớn thứ 3 Việt Nam (sau bán đảo Cà Mau và vùng ngập nước ở Duyên hải Bắc Bộ) [4, ]. Cùng với công cuộc nam tiến, cư dân Việt đã có mặt trên đầm phá Tam Giang ngay từ những buổi đầu như những người trên bộ, hình thành các tổ chức tự quản truyền thống là vạn trên mặt nước. Cư dân trong các vạn có thể là dân chài lưới từ các 94 vạn chài phương bắc di cư vào lập nghiệp theo đường biển, là bộ phận thương nhân di chuyển vào nam, là cư dân nông nghiệp do khó khăn nên phải xuống mặt nước làm ăn và cũng có thể là binh lính, tù phạm mãn hạn ở lại sinh sống. Tất cả đã hòa nhập lập thành một cộng đồng kinh tế, xã hội riêng biệt trên mặt nước [8, - 37].(*)Cộng đồng này từ lâu còn được .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.