Theo quan điểm đó, chất và lượng tồn tại thống nhất với nhau ở sự vật, mỗi sự vật đều có nhiều chất và nhiều lượng, mỗi chất có một độ xác định về lượng, cách thức thay đổi về chất là nhảy vọt, còn cách thức thay đổi về lượng là dần dần, sự thay đổi về lượng sẽ chuyển hóa thành sự thay đổi về chất khi lượng đạt đến giới hạn lớn nhất hoặc nhỏ nhất, sự thay đổi về chất sẽ chuyển hóa thành sự thay đổi về lượng. Quan điểm biện chứng về chất và lượng có nội dung đơn giản. Ai cũng có thể dễ dàng nhận thức và vận dụng được quan điểm ấy trong hoạt động nhận thức của mình. | TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Quan điểm biện chứng về chất và lượng Nguyễn Ngọc Hà* Tóm tắt: Quan điểm biện chứng về chất và lượng được thể hiện ở quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng-chất). Theo quan điểm đó, chất và lượng tồn tại thống nhất với nhau ở sự vật, mỗi sự vật đều có nhiều chất và nhiều lượng, mỗi chất có một độ xác định về lượng, cách thức thay đổi về chất là nhảy vọt, còn cách thức thay đổi về lượng là dần dần, sự thay đổi về lượng sẽ chuyển hóa thành sự thay đổi về chất khi lượng đạt đến giới hạn lớn nhất hoặc nhỏ nhất, sự thay đổi về chất sẽ chuyển hóa thành sự thay đổi về lượng. Quan điểm biện chứng về chất và lượng có nội dung đơn giản. Ai cũng có thể dễ dàng nhận thức và vận dụng được quan điểm ấy trong hoạt động nhận thức của mình. Từ khóa: Biện chứng; chất; lượng; quy luật. 1. Mở đầu Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng. Hêgen là người đầu tiên trong triết học phương Tây nêu ra quy luật đó (dưới hình thức duy tâm khách quan) [4, - 341]. Trong triết học Trung Quốc cổ đại cũng đã có tư tưởng về các quy luật của phép biện chứng nói chung và quy luật lượng-chất nói riêng [4]. Quy luật lượng-chất được luận chứng thông qua nhiều ví dụ trong các tác phẩm Biện chứng tự nhiên và Chống Đuyrinh [2, - 184, 510 - 518]. Ở Việt Nam quy luật lượng-chất được giới thiệu chủ yếu trong các sách giáo khoa về phép biện chứng. Tuy nhiên, việc trình bày quy luật lượng-chất vẫn chưa đơn giản và dễ hiểu; thậm chí một số nội dung của quy luật này vẫn còn có những cách hiểu khác nhau. 18 Nói đến quy luật lượng-chất là nói đến quan điểm biện chứng về chất và lượng. Bài viết này góp thêm một số ý kiến trong việc nhận thức và trình bày quan điểm biện chứng về chất và lượng. 2. Các khái niệm chất và lượng* Chất và lượng là hai khái niệm chung của nhận thức, chúng