Truyện Kiều là một tuyệt tác văn chương đã nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của Hồ Chí Minh. Nhiều lần Hồ Chí Minh sử dụng các hình thức tập Kiều, lẩy Kiều để chuyển tải tình cảm của mình đối với nhân dân, bạn bè và trong quan hệ quốc tế. Hồ Chí Minh tiếp thu được hồn cốt của Truyện Kiều, thể hiện lại trong hoàn cảnh cụ thể để nói lên tình cảm và tâm trạng của mình. Hồ Chí Minh cũng là người tập Kiều và lẩy Kiều sang Hán văn rất tài tình. | Nghệ thuật tập Kiều và lẩy Kiều của Hồ Chí Minh Lê Đình Cúc* Tóm tắt: Truyện Kiều là một tuyệt tác văn chương đã nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của Hồ Chí Minh. Nhiều lần Hồ Chí Minh sử dụng các hình thức tập Kiều, lẩy Kiều để chuyển tải tình cảm của mình đối với nhân dân, bạn bè và trong quan hệ quốc tế. Hồ Chí Minh tiếp thu được hồn cốt của Truyện Kiều, thể hiện lại trong hoàn cảnh cụ thể để nói lên tình cảm và tâm trạng của mình. Hồ Chí Minh cũng là người tập Kiều và lẩy Kiều sang Hán văn rất tài tình. Từ khóa: Truyện Kiều; lẩy Kiều; tập Kiều; Hồ Chí Minh. 1. Mở đầu Truyện Kiều là gia tài văn hoá vĩ đại của nhân dân ta. Giá trị to lớn của Truyện Kiều không chỉ được mọi người Việt Nam qua nhiều thế hệ biết đến, trân trọng giữ gìn mà còn là tài sản văn hoá của nhân loại. Nghệ thuật trác việt, bác học của ngôn ngữ cộng với ngôn ngữ của văn hoá dân gian trong Truyện Kiều càng làm cho Truyện Kiều phổ cập ở mọi thời đại, mọi thế hệ. Truyện Kiều đã được dân gian hoá, đã thành điệu hát, lời ru trong dân gian. Hồ Chí Minh đã sớm được tắm mình và hít thở Truyện Kiều từ thuở ấu thơ và Truyện Kiều đã trở thành hồn cốt, máu thịt trong tâm hồn Hồ Chí Minh, trong cuộc sống hàng ngày của Hồ Chí Minh. Tập Kiều là mượn câu, chữ có sẵn trong Truyện Kiều để thể hiện một nội dung mới mà mình muốn nói. “Lẩy là tách ra, lấy rời ra từng cái, những vật dính liền từng cụm”, Lẩy thơ là chọn, rút ra một vài câu, đoạn trong một tác phẩm thơ để phỏng theo mà diễn đạt ý. Lẩy một câu Kiều là lẩy một hoặc vài câu, một đoạn trong Truyện Kiều rồi đọc lên, ngâm lên hợp với tình, cảnh của người lẩy. Trong các bài nói, Hồ Chí Minh sử dụng hai hình thức này nhiều lần, trong những hoàn cảnh khác nhau, với nhiều sáng tạo. 2. Nghệ thuật tập Kiều của Hồ Chí Minh: giữ nguyên tác Truyện Kiều thể hiện lại trong hoàn cảnh cụ thể, chuyển tải nội dung mới Hồ Chí Minh có nhiều lần tập Kiều trong đó có 4 lần tiêu biểu sau đây: Lần thứ nhất, Hồ Chí Minh tập Kiều khi nói chuyện với Trần Phú. Biên niên sử Hồ Chí .