Để phát triển giáo dục từ xa cần có chính sách và cơ chế phù hợp; dỡ bỏ các rào cản đối với các hoạt động của thị trường lao động; thực hiện công bằng trong giáo dục; khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục; chuẩn hoá các điều kiện đảm bảo chất lượng; phát triển hệ thống học liệu phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo mới. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(105) - 2016 Giáo dục từ xa với việc đào tạo nguồn nhân lực Nguyễn Văn Hòa* Nguyễn Minh Hưng** Tóm tắt: Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở là yêu cầu khách quan của sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. Giáo dục từ xa là một trong ba phương thức đào tạo cấu thành nên hệ thống giáo dục mở và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục từ xa góp phần tích cực xây dựng xã hội học tập và đào tạo nguồn nhân lực; góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục; làm cho học đi đôi với hành; phù hợp với năng lực thực tế của người học, nhu cầu thực tế của xã hội; tạo cho người lao động tiếp nhận tri thức thuận lợi hơn; phù hợp với yêu cầu của kinh tế tri thức trong điều kiện toàn cầu hóa. Để phát triển giáo dục từ xa cần có chính sách và cơ chế phù hợp; dỡ bỏ các rào cản đối với các hoạt động của thị trường lao động; thực hiện công bằng trong giáo dục; khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục; chuẩn hoá các điều kiện đảm bảo chất lượng; phát triển hệ thống học liệu phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo mới. Từ khóa: Giáo dục từ xa; xã hội học tập; đào tạo nguồn nhân lực. 1. Mở đầu Trong thời đại của kinh tế tri thức, hầu hết các quốc gia đều ưu tiên cho giáo dục và chủ trương xây dựng một xã hội học tập với nền giáo dục mở nhằm phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI viết: “Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa” [3, ]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI xác định: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập” [4, ]. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng do 76 đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày ngày .